VinFast mang mẫu SUV điện tay lái nghịch đầu tiên tới Indonesia
Một đoạn video lan truyền mới đây trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội; ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm; khi một tài xế xe khách bất chấp luật, cố tình dừng đỗ, đón khách ngay trên cao tốc, suýt dẫn đến va chạm với xe ô tô con cùng chiều.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 14 giờ 25 phút giờ ngày 3.2.2025 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Khi đến đoạn qua Km196, tài xế một phen "hú vía" vì phát hiện phía trước bất ngờ xuất hiện một người đàn ông mặc quần áo màu đen bất ngờ chạy cắt ngang qua đường cao tốc để lên xe khách giường nằm màu vàng, đang bất chấp luật, cố tình dừng đón khách giữa đường.Tình huống quá nguy hiểm khiến tài xế ô tô con phải phanh gấp mới may mắn tránh được va chạm. Vụ việc khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bức xúc.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống này sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình trước hành vi lái xe nguy hiểm, xem thường luật của tài xế xe khách; cùng với đó là hành động liều lĩnh của người đàn ông.Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, xác minh và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm. Ngoài ra, nhiều người cho rằng cần phải có biện pháp hoặc hình thức xử phạt cứng rắng hơn đối với các tài xế lái xe xem thường luật, cố tình dừng đỗ, đón khách sai luật trên cao tốc.Được biết, sau khi đoạn video lan truyền trên mạng xã hội, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) đã xác minh và mời tài xế xe khách có hành vi dừng đỗ trái phép trên đường cao tốc đến làm việc; đồng thời lập biên bản xử phạt.Dừng, đỗ xe trên cao tốc đón, trả khách phạt bao nhiêu?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với cá nhân, từ 20 - 24 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc (Điểm c Khoản 8 Điều 26). Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị trừ 6 điểm Giấy phép lái xe.Vì sao hơn 90% dân Trung Quốc sinh sống ở phía đông?
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...
Đổi mới cách tiếp cận để bứt phá
Ông Witkoff nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng sẽ đòi hỏi cả sự nhượng bộ về lãnh thổ và kinh tế từ cả Nga lẫn Ukraine. "Và đây là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump làm tốt nhất. Ông ấy tập hợp mọi người lại với nhau. Ông ấy khiến họ hiểu rằng con đường dẫn đến hòa bình là thông qua sự nhượng bộ và đạt được sự đồng thuận", The Kyiv Independent dẫn lời ông Vitkoff nhấn mạnh vào ngày 23.2.Ông Vitkoff cũng gợi ý rằng các thỏa thuận Istanbul năm 2022 có thể đóng vai trò là nền tảng cho một hiệp ước hòa bình trong tương lai giữa Nga và Ukraine.Các thỏa thuận Istanbul giữa Ukraine và Nga năm 2022 đề cập một loạt các cuộc đàm phán được tổ chức tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3.2022, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022.Bản thông cáo được soạn thảo đã nêu các điều khoản tiềm năng cho một thỏa thuận hòa bình bao gồm việc Ukraine áp dụng quy chế trung lập và từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO, hạn chế lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh của phương Tây cho Ukraine, đàm phán về tình trạng của bán đảo Crimea trong vòng 10-15 năm và cho phép Ukraine nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).Dù các cuộc đàm phán ở Istanbul được xem là một bước đột phá tiềm năng, với việc cả hai bên được cho là đều cân nhắc những nhượng bộ đáng kể, nhưng đã không dẫn đến một thỏa thuận cuối cùng và đã bị dừng lại vào tháng 5.2022.Vào ngày 18.2 tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, các quan chức cấp cao Mỹ và Nga đã có cuộc đối thoại đầu tiên về xung đột Nga-Ukraine. Sau đó, Tổng thống Trump cho hay giai đoạn đàm phán ngừng bắn mới giữa các phái đoàn Mỹ và Nga nhằm kết thúc xung đột Nga-Ukraine sẽ diễn ra tại Riyadh vào ngày 25.2.Hãng thông tấn RIA hôm nay 24.2 dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh Nga công nhận những nỗ lực của Mỹ nhằm hướng tới một lệnh ngừng bắn nhanh chóng ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Ryabkov cảnh báo rằng một lệnh ngừng bắn mà không có giải pháp lâu dài là con đường dẫn đến việc nhanh chóng nối lại xung đột với những hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn, trong đó có cả hậu quả đối với quan hệ Nga-Mỹ.Trong khi đó, Kyiv đang phản đối lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc sử dụng tài nguyên của Ukraine để bồi thường Mỹ cho khoản viện trợ được cung cấp dưới thời Tổng thống Joe Biden, theo AFP.Giới chức Ukraine ngày 23.2 khẳng định khoảng 350 tỉ USD tài nguyên quan trọng của Ukraine nằm ở khu vực công nghiệp miền đông Donbass, nơi Nga đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ và vẫn đang tiến quân, theo AFP."Chúng tôi có thông tin là thật không may, có khoảng 350 tỉ USD tài nguyên quan trọng này ở vùng lãnh thổ tạm thời bị kiểm soát", Phó thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kyiv. Bà nói thêm rằng một số số liệu thống kê về các mỏ đã "lỗi thời", nhưng ước tính này dựa trên các cuộc khảo sát địa chất và dữ liệu nguồn mở.Tổng thống Zelensky muốn Tổng thống Trump đảm bảo an ninh cụ thể để đổi lấy quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng của Ukraine như lithium, titan, uranium và kim loại đất hiếm. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Tổng thống Zelensky không muốn ký thỏa thuận. Một nguồn tin tại Ukraine nói với AFP hôm 22.2 rằng nhà lãnh đạo Ukraine "chưa sẵn sàng" đồng ý với các yêu cầu hiện tại của Mỹ.Chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak ngày 23.2 thì nói rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra theo cách "bình thường". Trong lúc chính quyền Tổng thống Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm kết thúc xung đột Nga-Ukraine, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu chống lại Nga trong suốt phần còn lại của năm nay với sự hỗ trợ của châu Âu, theo CNN.Khi được hỏi liệu có phải ấn tượng của ông sau khi nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio là Ukraine sẽ được Washington bảo đảm an ninh hay không, ông Sikorski nhấn mạnh sự bảo đảm tốt nhất cho Ukraine là quân đội gần một triệu người của nước này, kiên trì chống lại chiến dịch quân sự của Nga.Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cho hay ông tin rằng chừng nào Ukraine chưa phải là thành viên NATO, thì cần phải có nguồn tài trợ bên ngoài cho một đội quân gồm 800.000 quân như một phần của các đảm bảo an ninh, theo Ukrainska Pravda.Khi được hỏi về việc đảm bảo một nền hòa bình công bằng, ông Zelensky trả lời: "Hôm nay, chúng tôi chủ yếu nói về mong muốn của mọi người là buộc [Tổng thống Nga Vladimir] Putin phải chấm dứt giai đoạn nóng bỏng của cuộc chiến... Đây sẽ là một công việc khó khăn và dài hạn, vì phải diễn ra cùng lúc với việc đảm bảo an ninh cho chúng tôi".Hiện chưa có thông tin về phản ứng của các bên liên quan về những phát ngôn trên.
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
MoMo đẩy mạnh tết không tiền mặt và chuyển tiền lì xì online
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.