Độc lạ phiên chợ dùng lá cây... thay tiền ở TP.HCM, người dân hào hứng mua sắm
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Masan đạt doanh thu hơn 57.000 tỉ đồng sau 9 tháng
Dự án Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong nằm tại TT.Phú Phong. H.Tây Sơn (Bình Định) do Công ty TNHH Thủy điện Phú Phong làm chủ đầu tư. Công trình Nhà máy thủy điện Phú Phong nằm phía hạ lưu của đập dâng Phú Phong, được xây dựng kết hợp với dự án đập dâng Phú Phong, thuộc sơ đồ khai thác bậc thang trên dòng sông Kôn, vận hành theo phương thức liên hồ chứa. Công trình có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia theo lưu lượng dòng chảy qua đập dâng Phú Phong xuống hạ lưu sông Kôn. Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong có 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 2,9 MW, được xây dựng trên sông Kôn, hòa vào lưới điện quốc gia qua đường dây 22 kV.Vị trí của nhà máy cách QL19 khoảng 1 km về phía Bắc, dự kiến sản lượng điện khoảng 14,31 triệu kWh/năm, với tổng vốn đầu tư trên 143 tỉ đồng.Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong khi đi vào vận hành chính thức sẽ đóng góp nguồn năng lượng điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách cho tỉnh Bình Định, đồng thời góp phần tích cực để H.Tây Sơn về đích các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025-2030.
Mario Singh - Chủ tập đoàn triệu đô và khát vọng ươm mầm thế hệ tương lai
Về nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu bình quân hàng năm cần 65.100 - 69.300 chỗ làm việc, chiếm tỷ trọng 21%.Về nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu bình quân hàng năm cần 170.500 - 181.500 chỗ làm việc, chiếm tỷ trọng 55%.
Bà Nguyễn Thị Hội An, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng, giải thích việc giải marathon đổi qua tháng 3 nhằm giúp cho VĐV trải nghiệm thời tiết tốt hơn. Đây cũng là kế hoạch lâu dài cho giải để chuẩn bị chào đón số lượng VĐV lớn hơn trong các năm tiếp theo.
Những tấm lòng vàng 01.04.2023
Chiều 12.1, hai trận đấu play-off nhằm tìm ra ra đội bóng xứng đáng nhất để dự vòng chung kết TNSV THACO Cup 2025 trên sân vận động Quân khu 5 (TP.Đà Nẵng). Ở trận play-off 1, đội ĐH Huế chạm trán đội ĐH Duy Tân. Trong khi đó, đội Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng đối đầu với đội Trường CĐ FPT Polytechnic ở trận play-off 2.Trận play-off 1 rất căng thẳng, nặng tính chiến thuật của cả hai đội. Đội ĐH Huế có phần lấn lướt, nhưng gặp khó trước đội ĐH Duy Tân chơi chắc chắn. Phải đến phút 58, đội ĐH Huế mới có bàn thắng khai thông bế tắc nhờ công của Dương Hữu Thái Hoàng. Đến lúc này, đội ĐH Duy Tân mới đẩy cao đội hình để chơi tấn công nhưng không thể chọc thủng lưới được ĐH Huế.Đội ĐH Huế là cái tên duy nhất của đất cố đô vào play-off khu vực Duyên hải miền Trung, và cũng trở thành đội đầu tiên đại diện khu vực giành vé vào chơi vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025.Trận play-off 2 là màn so tài nảy lửa của đội Trường ĐH Thể dục thể thao và đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Hai đội chơi đôi công mãn nhãn và cầm chân nhau với tỷ số 1-1 sau 80 phút thi đấu chính thức. Huỳnh Đức Huy ghi bàn mở tỷ số cho đội Trường CĐ FPT Polytechnic, trong khi Nguyễn Văn Quốc Huy lập công đưa trận đấu trở về vạch xuất phát.Trên chấm luân lưu cân não, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã giành chiến thắng đầy cảm xúc với tỷ số 5-4 sau 6 lượt sút. Qua đó, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng giành vé dự vòng chung kết toàn quốc tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) vào tháng 3.2025. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp, đội bóng ngành thể thao dự vòng chung kết.

Lê Hoàng: Tôi tôn trọng các cô gái muốn đóng cảnh nóng
Mỹ-Hàn diễn tập vô hiệu hóa mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Thủ phủ quất cảnh miền Trung lo thất thu vụ tết
Theo thông báo tuyển sinh 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của đại học này là 9.680, tăng 420 so với năm ngoái. Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới với phương thức đánh giá tư duy, giữ nguyên 10 tổ hợp với xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn duy trì 3 phương thức tuyển sinh. Đáng chú ý, đơn vị này sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh với phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy, giảm chỉ tiêu phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Cụ thể: phương thức xét tuyển tài năng vẫn được phân bổ tỷ lệ chỉ tiêu tương tự năm ngoái, khoảng 20%; phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy khoảng 40% (tăng 10% so với năm ngoái); phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 khoảng 40% (giảm 10% so với năm ngoái). Với phương thức xét tuyển tài năng, các đối tượng xét tuyển cũng như năm ngoái: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn. Với xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy, thí sinh muốn tham gia xét tuyển phải tham dự kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm TSA do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Với xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển và môn chính theo các năm trước bao gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D04, D07, D26, D28 và D29. Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới, là K01, bao gồm các môn: toán, ngữ văn, lý/hóa/sinh/tin. Trong đó toán, ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với 1 trong 4 môn lý hoặc hóa hoặc sinh hoặc tin có nhân hệ số. Thông tin đầy đủ xem ở đây.
tải bắn cá rồng
Đây là cảnh báo được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đưa ra ngày 30.12, trước hình thức lừa đảo qua tin nhắn Facebook, bằng cách ghép mặt nhờ AI.Theo Cục An toàn thông tin, sáng 23.12, chị N.T.H, 45 tuổi, ở Q.Long Biên (Hà Nội) nhận được cuộc gọi video qua ứng dụng tin nhắn Facebook của con trai đang ở TP.HCM đề nghị chuyển hơn 100 triệu đồng để đóng phí đăng ký du học. Vốn là cán bộ ngân hàng đã được tập huấn, chị H đã không làm theo yêu cầu này.Cục An toàn thông tin cho hay, các đối tượng thường tìm kiếm hình ảnh, video từ tài khoản mạng xã hội hoặc các nguồn khác của nạn nhân để tạo video giả mạo. Sau đó, sử dụng công nghệ AI để ghép khuôn mặt và giọng nói, tạo các cuộc gọi video giả mạo người thân, bạn bè. Trong cuộc gọi, đối tượng lấy lý do cấp bách như tai nạn, nợ nần và yêu cầu chuyển tiền ngay vào tài khoản do chúng cung cấp."Người dân khi nhận được cuộc gọi phải gọi lại cho người thân qua số điện thoại đã biết để kiểm tra thông tin và không vội chuyển tiền theo yêu cầu trong cuộc gọi video hoặc tin nhắn trên mạng xã hội", Cục An toàn thông tin khuyến cáo.Cần cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân, cần cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, hạn chế đăng tải hình ảnh, video cá nhân và thông tin nhạy cảm. Điều chỉnh quyền riêng tư để hạn chế người lạ truy cập tài khoản của bạn. Cảnh giác với các tài khoản lạ hoặc dấu hiệu bất thường. Nếu tài khoản của người thân hoặc bạn bè có dấu hiệu mất an toàn, cần thông báo ngay cho họ và tránh tương tác. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi phạm pháp. Trước đó, Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo hình thức cuộc gọi lừa đảo deepfake. Theo đó, bằng mắt thường có thể nhận biết dấu hiệu như thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Đặc biệt, khuôn mặt trên màn hình thường thiếu tính cảm xúc và khá "trơ", tư thế không tự nhiên, màu da bất thường, ánh sáng kỳ lạ, khiến video trông không tự nhiên... Âm thanh cũng không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn, hoặc clip không có âm thanh.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư