Quán bún thịt nướng không bao giờ nghỉ ở TP.HCM của vợ chồng chạy Grab: Nhập viện vẫn... 'trốn' về bán
Trưa 29.12, nhà chức trách Hàn Quốc cập nhật thương vong trong vụ máy bay Jeju Air lao khỏi đường băng và đâm vào tường rào sân bay, theo hãng tin Yonhap.Số người thiệt mạng đã được xác nhận trong vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc đã tăng lên thành 85. Đến nay, chỉ có 2 người được cứu sống khỏi hiện trường, gồm một nam và một nữ. Cơ quan cứu hỏa nói hầu hết những người còn lại trên máy bay được cho là đã chết.Hướng dẫn cách dùng Retinol đúng chuẩn từ chuyên gia da liễu ngăn ngừa kích ứng
Các thói quen sống giúp ngăn ngừa đột quỵ bao gồm tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, hạn chế rượu và thịt đỏ, ngủ đủ giấc, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.Nhưng có một thói quen cũng quan trọng không kém lại thường bị bỏ qua là chăm sóc răng miệng. Nghiên cứu mới cho thấy một số thói quen vệ sinh răng miệng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo tờ Daily Mail.Các nhà khoa học tại Đại học Nam Carolina (Mỹ) muốn tìm hiểu xem trong các thói quen vệ sinh răng miệng (xỉa răng bằng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc đi khám răng) thì thói quen nào có tác động đáng kể hơn đến sức khỏe tim mạch. Tác giả chính, tiến sĩ Souvik Sen, cho biết: Báo cáo sức khỏe toàn cầu gần đây cho thấy các bệnh về răng miệng - như sâu răng và bệnh nướu răng không được điều trị - đã ảnh hưởng đến 3,5 tỉ người vào năm 2022, khiến chúng trở thành những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất. Vì vậy, chúng tôi muốn xác định hành vi vệ sinh răng miệng nào - xỉa răng bằng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc đi khám nha sĩ thường xuyên - có tác động lớn nhất đến việc phòng ngừa đột quỵ.Các tác giả đã phân tích hành vi vệ sinh răng miệng của hơn 6.000 người tham gia.Trong thời gian theo dõi suốt 25 năm, có 4.092 người bị không bị đột quỵ và 4.050 người không mắc nhịp tim không đều. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những người không mắc bệnh này đều có cùng điểm chung là thường xuyên dùng chỉ nha khoa.Kết quả đã phát hiện dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp giảm 22% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (khi dòng máu lên não bị cắt đứt), giảm 44% nguy cơ đột quỵ do tắc mạch tim (khi cục máu đông hình thành trong tim) và giảm 12% nguy cơ bị nhịp tim không đều, theo Daily Mail.Theo các phát hiện, không dùng chỉ nha khoa có thể góp phần gây tích tụ vi khuẩn và tình trạng viêm trong và xung quanh nướu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.Tiến sĩ Sen giải thích: Dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giảm nhiễm trùng và viêm ở miệng, đồng thời khuyến khích các thói quen lành mạnh khác. Dùng chỉ nha khoa là một thói quen lành mạnh, dễ thực hiện, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận ở mọi nơi.Các chuyên gia cho biết: Khi đánh răng, bạn chỉ làm sạch một số bề mặt nhất định của răng. Trong khi đó, dùng chỉ nha khoa có thể len lỏi vào những kẽ hở mà bàn chải không thể chạm tới - dưới nướu và giữa các răng - để loại bỏ vi khuẩn một cách cơ học.Phòng khám Cleveland (Mỹ) cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu vi khuẩn trong miệng gây ra bệnh nướu răng xâm nhập vào máu, chúng có thể khiến nồng độ protein phản ứng C tăng lên. Sự gia tăng này có thể chỉ ra tình trạng viêm trong mạch máu và cuối cùng là báo hiệu nguy cơ đột quỵ và bệnh tim tăng lên, theo Daily Mail.
Casio ra mắt đồng hồ làm từ rác thải tái chế
Audi A6 đáp ứng gần như trọn vẹn nhu cầu của một chiếc sedan hạng sang có cảm giác lái chuẩn mực nhưng vẫn mang đến độ êm ái, tĩnh lặng. Hơn hết, Audi A6 còn sở hữu phong cách sang trọng, tinh tế và khác biệt khi xuất hiện trên đường, khiến nhiều người phải ngước nhìn.
Ngày 7.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an H.Nhà Bè (TP.HCM) đang điều tra vụ án hình sự tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy do Nguyễn Tấn Huy (19 tuổi, ở Q.8) cùng bạn gái thực hiện.Trước đó, Công an xã Phước Lộc kiểm tra hành chính nhà trọ trên địa bàn ấp 4 thì phát hiện Huy cùng bạn gái Lý Minh Đỗ Ngọc Bảo Nhi (17 tuổi, ở Q.8) đang phê ma túy đá. Tại đây, công an thu giữ thêm bộ dụng cụ sử dụng ma túy và 2 gói ni lông chứa ma túy đá.Công an đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với đôi nam nữ.Trong vụ án này, công an thu giữ 1 xe máy biển số 37X4 - 3054 nhãn hiệu Honda Wave S màu đen xám. Quá trình xác minh điều tra, công an chưa triệu tập được chủ sở hữu phương tiện.Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an H.Nhà Bè đề nghị chủ sở hữu xe máy nói trên hoặc ai biết thông tin về chủ xe, xin liên hệ Công an H.Nhà Bè tại địa chỉ 335 Nguyễn Bình (xã Phú Xuân, H.Nhà Bè) để hỗ trợ cung cấp thông tin.
Điểm chuẩn NVBS Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, ĐH Lâm nghiệp
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.