Thêm lựa chọn cho nhà sáng tạo nội dung tại PLASE Show 2024
Cuộc cạnh tranh ở nhóm 4 TNSV THACO cup 2025 đang rất hấp dẫn. Hiện tại, đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn tạm dẫn đầu với 6 điểm sau 2 lượt trận. Đội Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM xếp thứ 2 với 3 điểm và vẫn tràn trề cơ hội đi tiếp, nếu đánh bại được đội đầu bảng. Vì thế, đội Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM sẽ thi đấu cực kỳ quyết tâm để có thể giành được 3 điểm. Trong khi đó, đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đang có lợi thế về mặt điểm số và chỉ cần 1 trận hòa là giành vé vào vòng chung kết. Tuy nhiên, nếu nhập cuộc với tư tưởng cầu hòa, họ có nguy cơ phải "trả giá". Bởi với tâm lý như vậy, các cầu thủ sẽ không quyết tâm, không nỗ lực hết mình và dễ bị đối thủ trừng phạt. Trong trường hợp đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn bị dẫn trước, họ cũng rất khó trở lại. Đó là lý do họ vẫn phải thi đấu với 100% khả năng để nắm quyền tự quyết trong tay. Trận đấu giữa đội Trường Ngoại ngữ Tin học TP.HCM và đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sẽ là cuộc đấu kịch tính giữa 2 "trường phái" khác nhau. Đội Trường Ngoại ngữ Tin học TP.HCM mang đến một lối chơi cống hiến và từng ghi đến 4 bàn vào lưới đội Trường ĐH Mở. Tuy nhiên, cũng vì lối chơi đầy cống hiến này, đội Trường Ngoại ngữ Tin học cho thấy sự ngây thơ, bộc lộ một số sơ hở và bị đội Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân khai thác, đánh bại 1-0. Chiều ngược lại, đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn có sự kinh nghiệm, thực dụng. Bằng chứng là họ đang đứng đầu bảng với 2 chiến thắng tối thiểu trước đội Trường ĐH Mở TP.HCM và đội Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân. Khi lối đá này đang mang lại hiệu quả, nhiều khả năng đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sẽ tiếp tục chơi chặt chẽ để giành vé vào vòng chung kết. Lúc này, khả năng tấn công của đội Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học sẽ bị thử thách.David Beckham đề xuất 'chống dột' cho M.U
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Cấp thiết bảo vệ ĐBSCL
Cũng theo công bố hiện trạng rừng của Bộ NN-PTNT, tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất là Bắc Kạn với 73,38%; tiếp theo là Quảng Bình với 68,70%; Tuyên Quang 65,18%.
Ngày 4 và 5.11 tại The Global City (TP.HCM) diễn ra Cúp bóng rổ VPrime 3x3 với sự tranh tài của 8 đội trong và ngoài nước. Đáng chú ý có sự góp mặt của 2 đội bóng thuộc xứ hoa anh đào là CLB Minakami Town và CLB Shonan Seaside.
Hoa hậu cùng lội bùn cải tạo cảnh quan cho các dòng kênh
Ngày 10.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ban hành kế hoạch đấu giá các khu đất trên địa bàn trong 2025. Theo đó, Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất để thu về tổng số tiền gần 21.000 tỉ đồng (tính theo bảng giá đất).Ngoài những khu đất "vàng", khu đất tiềm năng đã được lên kế hoạch đấu giá trước đây, lần này Đồng Nai đã đưa khu đất rộng hơn 1.070 ha ở núi Chứa Chan vào danh sách đấu giá.Cụ thể, khu đất này được quy hoạch làm dự án Khu du lịch núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc), rộng 1.070 ha, giá trị tính theo bảng giá đất là 1.348 tỉ đồng. Theo kế hoạch được đưa ra, trong tháng 7.2025, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành các công việc: thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch; lập thủ tục giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; lập thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng; lập phương án đấu giá; thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá.Đến tháng 9.2025 sẽ xác định, thẩm định, phê duyệt giá khởi điểm; sau đó ban hành quyết định đấu giá (tháng 10.2025); lựa chọn đơn vị tổ chức (tháng 11.2025); tiến hành các bước đăng thông báo đấu giá, thẩm định hồ sơ người tham gia, tổ chức phiên đấu giá (tháng 12.2025).Dự án Khu du lịch núi Chứa Chan là một trong những dự án trọng điểm mà thời gian qua Đồng Nai kêu gọi nhà đầu tư. Cùng với hồ Núi Le (cạnh núi Chứa Chan, đều thuộc H.Xuân Lộc), Đồng Nai mong muốn biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.Cách đây ít ngày, Đồng Nai cũng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đến năm 2030. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông.Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía Đông Nam lên đỉnh núi, gần di tích Nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Ngoài ra còn quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan.