Xây dựng Binh chủng Đặc công vững mạnh toàn diện, 'mẫu mực, tiêu biểu'
Sau khi đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô gái mắc kẹt dưới cửa cuốn khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà lan truyền trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng sự bất cẩn của cô gái đã khiến chính cô rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy vì sao điều khiển lúc này lại mất tác dụng?Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Minh Thông (51 tuổi, là chủ một xưởng sắt ở quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết cửa cuốn thường có 2 loại, 1 loại đẩy tay và 1 loại chạy bằng motor. Trong clip cô gái bị kẹt dễ nhận thấy đây là loại cửa tự động, nâng hạ bằng remote (điều khiển)."Theo đoạn clip thì cửa cuốn này không có cảm ứng, có thể là do remote bị hư, hoặc cũng có thể là hết pin, làm chậm nhận sóng" - ông Thông cho biết.Trong video, cô gái đã rất bất lực khi cánh cửa vẫn cứ hạ xuống sát đất, cho đến khi cô luồng xuống bàn để chân của xe máy thì mới chật vật thoát khỏi cánh cửa. Nguyên nhân là vì trước đó vài giây, cô gái lùi xe ra trong lúc cửa đang hạ xuống. Đây cũng là thói quen chủ quan của nhiều người, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo rời đi trong lúc cửa đã sập xuống hết. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video này là một lời cảnh tỉnh với ai có thói quen đó.Vào tháng 4.2023, Báo Thanh Niên đã đưa tin về một vụ tai nạn thương tâm cũng liên quan đến cửa cuốn ở tỉnh Quảng Ninh khiến 1 bé trai 11 tuổi tử vong.Qua điều tra, vụ việc xảy ra vào sáng 2.4.2023, bé trai bị cửa cuốn của gia đình đè lên người. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.Cảnh báo về những trường hợp nguy hiểm như vừa nêu, ông Trần Minh Thông cho biết phải thường xuyên kiểm tra và thay pin cho remote cảm ứng cửa cuốn để tránh những sự cố, thậm chí là phải thật cẩn trọng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc."Nên thay pin cho remote từ 4 đến 6 tháng một lần. Nếu như có gắn hệ thống cảm ứng rồi thì cũng phải đề phòng lúc sét đánh hoặc chuột cắn dây điện, sẽ làm hệ thống hư" - Ông Thông nói.Ông cũng khuyên không nên "tiết kiệm thời gian" như cô gái trong video, phải thoát ra khỏi cửa rồi mới bấm điều khiển. Tốt nhất là nên để cửa ở vị trí cao nhất lúc đi ngang qua cửa.Giá vàng hôm nay 1.5.2024: Thế giới giảm mạnh, trong nước giảm nhẹ
Nhà sập gần 4 năm nhưng không thể xây lại vì tranh chấp lối đi
Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày đầu năm mới, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức nói rằng Trung Quốc đang ngăn chặn các tương tác bình thường bằng cách hạn chế khách du lịch Trung Quốc đến thăm hoặc sinh viên đến học tập ở hòn đảo này, trong khi hạn chế tương tự không áp dụng đối với người Đài Loan đến Trung Quốc, theo Reuters."Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh điều này: Đài Loan hy vọng sẽ có những cuộc trao đổi lành mạnh và có trật tự với Trung Quốc theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng", ông Lại phát biểu tại cuộc họp báo.Đài Loan và Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau về hạn chế du lịch và đi lại. Vào tháng 6.2024, chính quyền Đài Loan đã yêu cầu người Đài Loan không đến Trung Quốc nếu không thực sự cần thiết, sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ trừng phạt những người bị xem là ủng hộ Đài Loan độc lập, theo Reuters.Trong bài phát biểu năm mới hôm 31.12.2024, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố không ai có thể ngăn cản "sự thống nhất" của Trung Quốc với Đài Loan.Quân đội Trung Quốc hoạt động quanh Đài Loan hằng ngày và trong năm ngoái đã tổ chức hai đợt tập trận gần hòn đảo này, theo Reuters.Ông Lại, nhậm chức vào tháng 5.2024, thường xuyên đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng bị từ chối. Ông nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.Cũng trong cuộc họp báo trên, ông Lại cho rằng sự hợp tác giữa các nền dân chủ cần tập trung vào quốc phòng và an ninh, đồng thời củng cố "chuỗi cung ứng mang tính dân chủ".
Dưới đây là 10 tác phẩm văn học dịch đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là cuốn sách đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2023 Jon Fosse, Ánh sáng trắng là tác phẩm "nhập môn" điển hình nhất cho những ai muốn tìm hiểu về thế giới sáng tạo của Jon Fosse. Câu chuyện xoay quanh một người đàn ông chạy xe vào rừng giữa mùa đông tuyết trắng và rồi gặp được những "điểm mốc" đặc biệt của cuộc đời mình.Trong đó, với những câu văn ngắn, các liên từ và yếu tố lặp đi lặp lại đã làm rất tốt nhiệm vụ "nói hộ cho những thứ không thể nói ra" mà ông được Ủy ban Văn chương của Viện Hàn Lâm Thụy Điển ngợi ca. Ngoài ra chủ đề cận tử và cái chết rất điển hình của ông cũng hiện diện, qua đó cho thấy những gì là Fosse nhất.Được biết đến nhiều nhất qua cuốn hồi ký Châu Phi nghìn trùng, tuy vậy Isak Dinesen cũng là một nhà văn tài năng với những câu chuyện hư cấu ấn tượng. Và Bảy chuyện kể Gothic là một trong số đó. Thông qua 7 truyện ngắn có màu sắc nhất quán, bà đã cho thấy được nội lực riêng qua những câu chuyện vừa ám ảnh, vừa khơi gợi và kích thích sự tò mò nhưng cũng đồng thời để lại những dấu ấn lớn.Theo đó, đây cũng là tác phẩm đưa tên tuổi bà ra với quốc tế, góp phần giới thiệu một tác giả nữ Đan Mạch độc đáo. Khi nhận giải Nobel Văn chương, Ernest Hemingway đã có ý nói Dinesen xứng đáng có một giải riêng cho bản thân mình, và qua cuốn sách dày dặn được cho ra đời đầy tâm huyết này, nhận định nói trên thêm một lần nữa đã được khẳng định. Thuộc thế hệ những người tiên phong cho phong cách hiện thực huyền ảo của châu Mỹ Latinh, bên cạnh J.L.Borges, Arlt cũng là cái tên quan trọng của văn học Argentina nhưng chưa được chú ý đủ bởi qua đời quá sớm. Bảy kẻ khùng điên theo đó là tác phẩm nổi tiếng và ấn tượng nhất của ông, chứa đựng mọi đau khổ, tuyệt vọng cũng như điên rồ lên đến không tưởng.Trong đây, nội tâm nhân vật chính Erdosain đã được đặc tả một cách ấn tượng mà chỉ duy sự huyền ảo mới có thể làm được. Tuy không được đánh giá cao vào đầu thập niên 1930 khi nó ra mắt, nhưng không thể phủ nhận cũng từ đây mà một thế hệ Cortazar, Fuentes, Marquez... đã được truyền cảm hứng, từ đó mang lại một phong cách riêng biệt cho văn học của một châu lục. Đoạt giải Goncourt danh giá của Pháp vào năm 2021, Bất thường là tác phẩm đã tạo nên hiện tượng xuất bản khi tẩu tán hơn 1 triệu bản sau khi giải thưởng được công bố. Điều này không chỉ bất ngờ với một tiểu thuyết đoạt giải văn chương danh giá nhất của Pháp, mà càng bất ngờ hơn khi người viết nó thuộc Xưởng Văn chương Tiềm tàng OuLiPo - nơi khai phá những tiềm năng văn chương - vốn được mệnh danh là không dễ viết.Chỉ trong gần 400 trang sách, Tellier đã cho thấy tài năng vượt trội khi cắt qua mảnh đời của gần 10 nhân vật, từ đó phản ánh những góc tối tâm hồn đồng thời phơi bày những hiện trạng xã hội. Ông cũng vận dụng thành thạo những lý thuyết vật lý, các mô hình giả lập về lý thuyết trò chơi, về nhân bản, thế giới song song, đa vũ trụ... đưa người đọc vào một mê cung vô cùng hấp dẫn.Được đánh giá là tác phẩm dễ đọc nhất của Modiano, nhưng Biệt thự buồn vẫn sẽ thách thức những độc giả mon men đến gần thế giới sáng tạo của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2014 này. Xoay quanh câu chuyện và những năm tháng tuổi trẻ của một thanh niên trốn tòng quân đến tham gia chiến tranh Algeria, Modiano đã tạo nên một bầu không khí vừa ngột ngạt, vừa khép kín nhưng cũng đầy hoang hoải của tuổi trẻ trong sự bất định.Ở đây những gì vốn có thuộc tính là đẹp và buồn vẫn sẽ hiện diện. Vẫn bằng một dung lượng không quá dày dặn, nhưng nhà văn Pháp này vẫn để lại nhiều ấn tượng lớn trong lòng độc giả và không ngừng cho thấy tiềm năng đặc biệt của bản thân, khi tránh xa những Paris, xa những hồi ức đau đớn và di sản khốc liệt của cộng đồng Do Thái. Là nhà văn Hungary sống tại Thụy Sỹ viết bằng tiếng Pháp, những nét chính trong cuộc đời Kristof cũng phản ánh văn chương của bà: tiếng nói của một thế hệ bị bứng gốc bởi những xung đột bạo lực. Gồm 3 cuốn nhỏ, đây có thể coi là tuyệt tác của bà với đầy bạo lực, sự khốc liệt và cay đắng của cuộc sống được thể hiện trần trụi và không khoan nhượng.Độc giả bước vào thế giới của Kristof sẽ không tránh khỏi cảm giác bất ngờ bởi thế giới mà bà xây dựng. Phút trước đó là những đứa trẻ ngây thơ, những linh mục cao đạo, những cô gái trong trắng, thì ngay phút sau họ đã biến chất để trở thành những con quái vật thật sự. Thế giới văn chương của bà chao đảo và không cân bằng, phản ánh được sự chông chênh và không đáng tin cậy chính là bản chất thâm sâu của nó. Là nữ văn sĩ không còn xa lạ với độc giả Việt Nam qua cuốn Người tình, thế nhưng Đập chắn Thái Bình Dương còn khắc khoải hơn thế, khi xoay quanh một gia đình Pháp đến Campuchia theo tiếng gọi lên đường đến Đông Dương và rồi sẽ mãi mục ruỗng tại đây. Trong tác phẩm là tiền thân cho Rạp Eden sau này, Duras đã đào sâu vào thế lưỡng nan của một lớp người da trắng trong một thời đại, qua đó phơi bày tất thảy những khía cạnh của họ.Từ cao ngạo, ngưỡng vọng cho đến sụp đổ và rồi ngã quỵ. Ba mẹ con trong cuốn sách này đại diện cho những thế hệ khác nhau, những rẽ hướng khác nhau, những quyết định khác nhau, nhưng không thể phủ nhận thứ chờ đợi họ sau rốt vẫn là thất bại - một sự cay đắng mà ngay khoảnh khắc lựa chọn họ đã sai lầm khi đưa ra.Là phần 2 của tác phẩm Đứa trẻ cát nổi tiếng và cũng đồng thời chiến thắng giải Goncourt danh giá, Đêm thiêng không phức tạp như phần trước đó nhưng lại đầy trăn trở và sự khắc khoải. Ở phần 2 này thay vì đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật chính, tác giả đã xoáy sâu hơn vào thế giới bên ngoài, khi bản lai diện mục của cô đã được trao trả về đúng những gì mà nó sở hữu.Rồi cũng từ đây, những gì xảy ra với cô cho thấy những thiết chế cũ chưa khi nào thay đổi. Những nhà ngục tâm trí, một tình yêu hoảng loạn... tất cả đẩy người phụ nữ vào bóng đêm cuộc đời. Không chỉ gây ra bởi cấu trúc xã hội, mà chính sự đố kỵ của con người cũng có thể gây ra bạo lực khủng khiếp. Giành giải Pulitzer danh giá ở hạng mục tiểu thuyết, Jody và Chú nai con cho thấy quang cảnh thiên nhiên của vùng Florida thập niên 1940, 1950 tuyệt đẹp cùng mâu thuẫn đấu tranh vô cùng khốc liệt giữa tự nhiên và con người. Ở đó, lương tri cao thượng và sự thơ ngây phải đối mặt với hiện thực khốc liệt, từ cái đói, cái nghèo và thiên nhiên không ngừng gào thét.Tác phẩm lớn này không chỉ họa lại bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, mà còn ca ngợi vẻ đẹp của con người trong việc đối đầu với tự nhiên, xem những gì quanh mình là đầy gần gũi, thiêng liêng và có cách ứng xử phù hợp. Tuy đã ra đời từ hơn 1 thế kỷ trước, nhưng có thể nói tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị, trao truyền lại những thông điệp cho chính chúng ta.Là tác phẩm kinh điển trong số những tác phẩm viết về cộng đồng da màu, Alice Walker đã không từ khốc liệt để viết nên một tác phẩm vô cùng ám ảnh. Bị cấm ở nhiều trường trung học Mỹ vì sự trần trụi, thế nhưng cũng có thể nói từ đây mà những gì đè nén đã được bộc lộ. Không dừng ở đó, nó cũng đồng thời cho thấy sự gắn kết của một cộng đồng sở hữu điểm chung là bị xem nhẹ, từ đó tạo nên một bản hòa ca chan chứa hy vọng.Năm 2023, nó được chuyển thể thành phiên bản nhạc kịch và nhận nhiều đề cử Oscar. Trước đó nó cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh, chiến thắng giải Sách quốc gia và Pulitzer... Với những ghi nhận và sức ảnh hưởng như thế, không ngoa khi nói đây là một trong những tác phẩm nên đọc nếu muốn tìm hiểu về chủ đề này.
Apple kiên trì phát triển iPhone và iPad màn hình gập
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.