Đạo diễn - nhà văn, NSƯT Lê Văn Duy giã từ cõi tạm...
Theo ghi nhận của Thanh Niên, 10 giờ ngày 22.1, nhiều người đã đến chùa Diệu Pháp thả cá sau khi cúng ông Táo. Ngoài cá chép đỏ, nhiều người còn phóng sanh, cá trê, cá lóc, chim…Trước khi thả cá, không ít người thắp nhang cầu nguyện để gia đình, người thân có nhiều may mắn, bình an và mạnh khỏe. Dù có cơ quan chức năng túc trực ở bến chùa Diệu Pháp, tình trạng cá bị chích điện sau khi thả không còn diễn ra nhưng một số người vẫn thuê thuyền ra tận giữa sông để thả. Chị Phương Tú (37 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) thả cá chép, cá rô và cá trê trong ngày 23 tháng chạp. Trước khi thả cá nhà chị đã cúng mâm đồ ngọt bao gồm bông vạn thọ, dưa hấu, kẹo thèo lèo… Đây là năm đầu tiên chị mang cá đến chùa Diệu Pháp để thả, những năm trước thả ở các kênh gần nhà. "Năm nay có lực lượng chức năng ở đây nên cá được bơi thoải mái, nếu tình trạng người thả người vớt diễn ra thì cũng không hay lắm. Sáng nay tôi mua cá hết 150.000 đồng, không trả giá vì mang đến chùa thả, người bán nói bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu", chị Tú chia sẻ. Bà Trần Sâm (64 tuổi, ở Q.Tân Bình) chia sẻ, cúng ông Táo là phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng chạp thường cúng ông Táo về trời, muốn xin các vị thần linh phù hộ cho gia chủ được bình an, tai qua nạn khỏi, đi đến nơi về đến chốn. "Sáng nay, tôi mua cá với giá 20.000 đồng/cá lớn, cá nhỏ khoảng 15.000 đồng, tôi mua 3 con về để thả. Năm nào tôi cũng đến chùa Diệu Pháp để thả vì yên tâm, sạch sẽ, trang nghiêm, tâm mình cũng được thanh thản. Nhìn thấy cá bơi tôi có cảm giác ông Táo về trời để phù hộ cho gia đình được hạnh phúc", bà Sâm bày tỏ.Bà Cao Thị Mỹ Linh (50 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cho biết: "Mâm cúng ông Táo đặt lên bàn thờ của gia đình tôi có kẹo thèo lèo, vàng mã, trái cây… Cúng ông Táo nhất định phải có cá chép để gia đình được bình an nên sáng nay tôi đến chùa thả cá phóng sanh. Năm nào tôi cũng cúng ngày 23 tháng chạp, mong cho gia đình luôn được vui vẻ, mọi thứ đều thuận lợi".Khai mạc giải bóng các CLB Lão tướng tỉnh Khánh Hòa mở rộng năm 2023
Đó chính là Shynh Medical Spring Night 2025 - nơi hội tụ tinh hoa, tầm nhìn và những chiến lược phát triển bứt phá của thương hiệu thẩm mỹ hàng đầu.Vào ngày 7.2.2025, không gian xa hoa của The Reverie Saigon Hotel đã trở thành nơi hội tụ của những nhân vật quyền lực bậc nhất trong ngành thẩm mỹ. Shynh Medical Spring Night - sự kiện thường niên của Shynh Group, không chỉ là một bữa tiệc sang trọng mà còn là bước ngoặt chiến lược trong hành trình đưa thương hiệu trở thành hệ sinh thái thẩm mỹ y khoa hàng đầu khu vực Đông Nam Á.Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Lê Thị Xuân, sự kiện quy tụ Hội đồng Bác sĩ Da liễu & Thẩm mỹ, cùng đội ngũ nhân sự cấp cao, những người đã và đang kiến tạo nên thành công của Shynh Group. Với chủ đề "Định hướng nội lực - Kiến tạo tầm nhìn", Shynh Group không chỉ khẳng định vị thế tiên phong mà còn đặt ra những mục tiêu mang tính cách mạng trong năm 2025, hướng đến tiêu chuẩn thẩm mỹ y khoa cao cấp, an toàn, cá nhân hóa và đứng đầu công nghệ làm đẹp hiện đại.Trong bài phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Lê Thị Xuân đã nhấn mạnh tầm nhìn chiến lược của Shynh Group, không chỉ dừng lại ở một thương hiệu thẩm mỹ mà còn hướng tới một hệ sinh thái thẩm mỹ y khoa toàn diện, bao gồm:"Nội lực là sức mạnh nền tảng - Tầm nhìn là kim chỉ nam. Chỉ khi toàn đội ngũ Shynh cùng chung sức và hướng về tương lai, chúng ta mới có thể đạt được khát vọng trở thành thương hiệu số 1 trong lòng khách hàng!" - Chủ tịch Lê Thị Xuân khẳng địnhĐể hiện thực hóa tầm nhìn 2025, Shynh Group tập trung vào 4 chiến lược cốt lõi:Với tầm nhìn chiến lược này, Shynh Group không chỉ là một thương hiệu làm đẹp, mà đang mong muốn định nghĩa lại chuẩn mực thẩm mỹ y khoa tại Việt Nam.Không chỉ là sự kiện nội bộ, Shynh Medical Spring Night chính là lời tuyên ngôn mạnh mẽ của Shynh Group trên hành trình chinh phục thị trường thẩm mỹ cao cấp, mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa, sang trọng và bền vững cho phụ nữ Việt Nam.
Xe máy điện BMW CE04 đầu tiên Việt Nam
Tết đến câu chuyện lì xì rất được quan tâm. Thậm chí, nhiều người còn xem đây là việc quan trọng nên hình thức phải chỉnh chu. Trước tết, họ chịu khó đi đổi tiền mới, tìm mua những bao lì xì độc đáo để tặng người thân, bạn bè. Thông thường, từ mùng 1 tết, mọi người sẽ lì xì nhau trong lần gặp mặt đầu tiên. Việc lì xì đầu năm không chỉ diễn ra tới mùng 3 tết mà có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Trong không khí rộn ràng của năm mới, những bao lì xì rực rỡ màu sắc với những lời chúc tốt đẹp tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng. Vì vậy, không chỉ các em nhỏ mà đôi khi người lớn cũng thích nhận lì xì. Theo truyền thống xưa, quà lì xì thường là tiền mặt, gồm 1 tờ tiền chẵn và vài đồng bạc lẻ với ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở. Phong bì không nhiều tiền vì mang giá trị tinh thần là chính. Tuy nhiên, tết nay, bên cạnh việc lì xì bằng tiền mặt hay chuyển khoản thì nhiều người còn lì xì bằng vé số. Anh Sơn Hoài Thanh (33 tuổi, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) cho biết những ngày đầu năm, anh đi chúc tết rất nhiều nhà, dòng họ và cả những bạn bè xã giao. Nhiều em nhỏ ra khoanh tay, lễ phép thưa và gửi lời chúc mừng năm mới. Những tình huống như vậy, nếu không lì xì sẽ rất ngại. Vì vậy, để không bị khó xử, anh chuẩn bị rất nhiều tờ vé số để tặng và xem đó như là một món quà lì xì."Nếu chỗ nào cũng lì xì thì chắc cháy túi. Đáng nói là bây giờ mà lì xì 10.000, 20.000 đồng là bị chê ít ngay. Tôi thấy lì xì bằng vé số cũng lịch sự, ý nghĩa, thử vận may cũng hay. Biết đâu may mắn trúng giải thì số tiền lớn hơn gấp nhiều lần", anh Thanh nói.Tuy nhiên, theo chị Lưu Kiều Loan (37 tuổi, ngụ H.Long Mỹ, Hậu Giang) thì có vẻ người nhận không mấy hào hứng khi được lì xì bằng vé số. Vì vậy, mỗi khi tết đến, chị Loan tính lại số lượng con cháu trong dòng họ để chuẩn bị lì xì bằng tiền mặt. Tùy vào độ tuổi và mức độ thân thiết, chị sẽ lì xì 50.000, 100.000 đồng. "Nhiều lúc mình vừa lì xì xong là các cháu mở ngay tại chỗ xem bao nhiêu. Cũng có các anh chị lì xì bằng vé số nhưng tôi thấy các cháu chẳng thèm cất vào túi mà vứt đại trên bàn. Có vẻ các cháu chỉ thích món quà kiểu "mì ăn liền" hơn là những tờ vé số", chị Loan nói.Trong khi đó, chị Lưu Thị Mỹ (35 tuổi, H.Long Mỹ, Hậu Giang), cho rằng việc lì xì bằng vé số thì "có cũng như không" vì xác suất trúng không nhiều. Thay vì mua 2 tờ vé số thì lấy 20.000 đồng lì xì cho trẻ nhỏ sẽ thiết thực hơn. Chị Mỹ bộc bạch: "Bây giờ lì xì cũng phải có qua có lại. Con tôi nhận bao nhiêu thì ghi nhớ đó, để bữa gặp con cháu người ta lì xì lại. Chỉ có thể lì xì bằng hoặc cao hơn, không thể thấp hơn dễ bị đánh giá là không biết điều. Nhưng chả lẽ người ta lì xì vé số rồi mình mua vé số lì xì lại. Tôi nghĩ nên cứ giữ phong tục lì xì bằng tiền mặt, để sau tết còn mua được sữa, quần áo, dụng cụ học tập cho con". Với anh Lê Trọng Phúc (24 tuổi, ngụ H.Long Mỹ, Hậu Giang), trong Tết Nguyên đán, việc lì xì mang ý nghĩa tinh thần là chính, không nên đặt nặng quá về mặt giá trị và hình thức. Lì xì bằng vé số cũng có cái hay riêng với người lớn, nhưng đúng là có vẻ không phù hợp với sở thích và mong mỏi của các em nhỏ."Người lớn sẽ vui vẻ nhận những tờ vé số hơn là tiền mặt. Bởi cách lì xì này bất ngờ, mang ý nghĩa thử vận may trong những ngày đầu năm. Tuy nhiên, nếu có người lì xì các em nhỏ bằng vé số thì các phụ huynh cũng nên dặn con cái sự trân trọng, biết ơn. Bởi người ta có lòng mới chuẩn bị lì xì cho mình", anh Phúc bày tỏ.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 11.5, ở khu vực Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C như: Biên Hòa (Đồng Nai) 38,3 độ, Mộc Hóa (Long An) 38 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 37,3 độ C…
Xe buýt chạy bát nháo, chuyển làn theo kiểu 'đè đầu' xe khác trên phố
Các cầu thủ Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM trong một buổi tập luyện