Dân Mỹ phá kỷ lục mua sắm trực tuyến ngày Black Friday 2023
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.Gánh bánh canh 35 năm ở TP.HCM, bán từ lúc bà chủ còn thiếu nữ: '10.000 đồng cũng bán!'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 55) tại Davos (Thụy Sĩ) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ. Tham gia đoàn công tác có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến.Czech và Ba Lan là hai đối tác bạn bè truyền thống, những nước đã luôn kề vai, sát cánh, dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc phát triển đất nước những thập kỷ qua.Nhiều công trình trên khắp mọi miền đất nước đã ghi dấu sự ủng hộ, giúp đỡ của đất nước và nhân dân Ba Lan và Czech đối với Việt Nam, như Bệnh viện Việt Nam - Ba Lan ở Nghệ An, Trường trung học phổ thông Việt Nam - Ba Lan tại Hà Nội, hay Bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp, Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội…Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo cấp cao các nước sẽ trao đổi và thống nhất các biện pháp quan trọng nhằm củng cố tin cậy chính trị, nâng cao tính chiến lược trong các nội hàm hợp tác, làm mới những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế - thương mại - đầu tư, lao động, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch… Đồng thời, tạo động lực, tạo đột phá trong các lĩnh vực tiềm năng và quan trọng như quốc phòng, an ninh, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, kết nối giao thông vận tải… Các hoạt động song phương của Thủ tướng Chính phủ tại Thụy Sĩ, đối tác có vị trí quan trọng hàng đầu của trong Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), sẽ góp phần thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác tài chính, phát triển trung tâm tài chính quốc tế, công nghệ, đổi mới sáng tạo… Ở góc độ đa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55 với chủ đề "Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh" sẽ truyền tải những thông điệp quan trọng về quyết tâm, khát vọng và tầm nhìn của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển chiến lược trong 20 năm tới. Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ chủ trì nhiều cuộc trao đổi về những chủ đề thiết thực, gắn với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, nhất là thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ứng dụng AI trong sản xuất thông minh, phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, ứng dụng AI và các công nghệ mới trong ngành y tế và dược phẩm...
Những điểm đặc biệt khiến Metal Slug: Awakening trở thành “bom tấn” mùa hè 2023
(Điện Biên)
Ngày 5.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở TN-MT Cà Mau vừa có thông báo kết quả kiểm tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất tại dự án (DA) xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, do Công ty TNHH XNK TM Độc Lập (Công ty Độc Lập) làm chủ đầu tư.Công ty Độc Lập có trụ sở tại TP.HCM, do ông V.T.Đ.N làm Giám đốc. Công ty được Sở KH-ĐT Cà Mau cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Cà Mau, do bà N.T.H.G là người đại diện.Ngày 22.7.2009, Công ty Độc Lập được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mục tiêu của DA là sản xuất 4 triệu cây giống (cây rừng) chất lượng cao mỗi năm, kế hoạch khởi công vào tháng 6.2009 và đưa vào hoạt động tháng 3.2010.Ngày 19.6.2009, UBND tỉnh Cà Mau quyết định cho Công ty Độc Lập thuê 10 ha đất tại xã Khánh An, H.U Minh, thời hạn thuê 30 năm. Công ty được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất trong 9 tháng đầu. Tuy nhiên, từ năm 2014, chi nhánh Công ty Độc Lập tại Cà Mau đã ngừng hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế.Ngày 30.10.2024 và ngày 20.11.2024, đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát thực tế khu đất (không có mặt chủ DA) và làm việc với người được thuê giữ đất là ông H.H.T. Ông T. cho biết, trước đây, Công ty Độc Lập cho ông C. vào ở giữ đất và trồng thanh long, chuối, rồi ông C. thuê ông làm công với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Sau đó, ông V.T.Đ.N trực tiếp thuê ông T. giữ đất, giao ông quản lý, khai thác và hưởng lợi trên phần đất này. Từ trước đến nay, ông V.T.Đ.N không trực tiếp xuống quản lý mà chỉ chỉ đạo qua điện thoại, thời gian gần đây thì không liên lạc được.Ngày 5.11.2024, đoàn kiểm tra làm việc với ông V.T.G, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Độc Lập. Ông G. trình bày: Năm 2009, ông có góp vốn vào Công ty Độc Lập, với tư cách là Chủ tịch HĐQT. Đến năm 2011, ông rút hết cổ phần và không còn liên quan với Công ty Độc Lập.Còn bà N.T.H.G cho biết, khi được Sở KH-ĐT Cà Mau cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh tại Cà Mau, bà chỉ đứng tên trên hồ sơ để hợp thức hóa thủ tục thuê đất.Sở TN-MT Cà Mau xác định, hiện trạng trên khu đất được ông H.H.T trồng một số loại cây như: chuối, dừa... và không có các hoạt động của DA đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao. Công ty Độc Lập chỉ sản xuất giống cây rừng trong giai đoạn đầu DA. Từ đó cho đến nay, công ty không có các hoạt động sản xuất theo DA đã được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thay vào đó, công ty sử dụng đất cho mục đích không đúng mục tiêu DA. Việc Công ty Độc Lập thực hiện các hoạt động nêu trên là không đúng quy định tại điều 2, điều 6 và điều 8 Giấy chứng nhận đầu tư đã được UBND tỉnh cấp.Đồng thời, Công ty Độc Lập hiện nợ 246 triệu đồng tiền thuê đất, vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng đất theo điều 170 luật Đất đai 2013 và các quy định liên quan.Sở TN-MT Cà Mau yêu cầu Công ty Độc Lập liên hệ Sở KH-ĐT và Cục Thuế tỉnh Cà Mau để hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bao gồm tiền thuê đất và các khoản phạt chậm nộp (nếu có). Thực hiện DA đúng mục tiêu và quy định pháp luật, sử dụng đất theo đúng mục đích được giao. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN-MT trước ngày 28.2.2025. Nếu sau thời hạn trên, công ty không thực hiện, Sở TN-MT sẽ báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định pháp luật. DA Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển lâm nghiệp địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai không đúng mục tiêu đang đặt ra nguy cơ lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bộ đội biên phòng Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình xuân biên cương
Như Thanh Niên đã thông tin từ tháng 10.2024, hoạt động đạp pedalo (đạp vịt) ngắm cảnh, thư giãn trên thắng cảnh hồ Xuân Hương mang tính biểu tượng của du lịch Đà Lạt tồn tại suốt 30 năm qua, phải dừng hoạt động.Vì thế, từ Festival Hoa Đà Lạt 2024 đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đến nay, du khách đến với phố núi Đà Lạt cảm thấy… hụt hẫng khi trên hồ Xuân Hương không còn dịch vụ đạp vịt để trải nghiệm. Hàng chục chiếc pedalo xếp hàng ngay ngắn, đậu dọc bến thuyền (đầu đường Đinh Tiên Hoàng) và ở ven hồ bên nhà hàng Thủy Tạ vẫn đang chờ được hoạt động trở lại.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, khi nào hoạt động đạp pedalo trên hồ Xuân Hương được hoạt động trở lại?Ngày 25.2, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết căn cứ Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ, thì hoạt động pedalo trên hồ Xuân Hương chỉ được hoạt động trở lại khi đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý được phê duyệt. Hồ sơ cấp phép khai thác dịch vụ thủy lợi do đơn vị được lựa chọn cung cấp dịch vụ (sau khi đề án được duyệt), tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp tỉnh). Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay cơ quan được giao trực tiếp quản lý các hồ đập trên địa bàn TP.Đà Lạt là Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt. Đơn vị này đã xây dựng và hoàn thiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý (Tờ trình số 05/TTr-TTQLĐTKTCTTL ngày 19.2.2025). Do đó, UBND TP.Đà Lạt đang giao cho Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt nghiên cứu các quy định và tình hình thực tế để thẩm định trình UBND TP.Đà Lạt xem xét phê duyệt theo quy định và thẩm quyền trong tháng 3.2025.Tương tự, tại hồ Tuyền Lâm (KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm), TP.Đà Lạt, từ đầu năm 2024, dịch vụ du thuyền và đạp pedalo cũng bị "cấm cửa". Du khách đến đây chỉ biết ngắm cảnh, chụp hình, viếng Chùa (Thiền viện Trúc Lâm) rồi về. Nhiều đoàn du khách muốn trải nghiệm du thuyền để khám phá cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của mây trời, non nước của KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm như trước cũng không thể thực hiện.Theo Ban quản lý KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm, vì chủ trương thay đổi cơ chế quản lý và khai thác mặt nước của chính quyền địa phương. Do đó, tháng 4.2024, Ban có thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động của HTX du thuyền vì tỉnh Lâm Đồng chưa có đề án và cơ chế về loại hình cho thuê mặt nước nên đành phải chờ làm đề án, đấu thầu thì mới có thể hoạt động du thuyền trên mặt hồ Tuyền Lâm trở lại.Xin nói thêm dịch vụ đạp pedalo trên hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm được hình thành và tồn tại từ những năm 90 thế kỷ trước. Hơn 30 năm hoạt động chưa xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào. Thiết nghĩ để du lịch Đà Lạt hấp dẫn du khách, đa dạng các sản phẩm du lịch, các cấp chính quyền cần sớm tạo điều kiện để các dịch vụ phục vụ du khách như nói trên sớm hoạt động trở lại.