5 cách tiết kiệm pin smartphone khi đi chơi tết
Hơn một tháng sau vụ tai nạn kinh hoàng, nữ bệnh nhân này đang bước sang giai đoạn phục hồi, tiến triển tốt.Sau tai nạn và được cấp cứu ở tuyến trước, ngày 6.12.2024, nữ bệnh nhân N.T.V.A (22 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng chấn thương cột sống cổ, yếu liệt tứ chi, trong đó 2 chân bị liệt hoàn toàn (sức cơ 0/5), hai tay sức cơ 2/5, mất hoàn toàn cảm giác nông, sâu hai tay; đã được đeo nẹp cổ, đặt ống nội khí quản trợ thở.Tại Bệnh viện Gia An 115, qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ cho thấy người bệnh bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ; gãy xẹp thân đốt C5, phù tủy xương, mất vững thân đốt sống C6, chèn ép vào tủy sống, gây hẹp ống sống; phù tủy sống từ C3 đến D1; hẹp lỗ liên hợp tầng C5-C6, C6-C7 bên trái.Các bác sĩ đánh giá với tình trạng chấn thương cột sống cổ, chèn ép tủy cổ nghiêm trọng thì người bệnh phải được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để phục hồi chức năng thần kinh và tránh các di chứng tổn thương tủy sống như liệt, suy hô hấp… mất khả năng lao động cũng như tự chăm sóc bản thân, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ngay sáng 8.12.2024, ê kíp gồm chuyên gia ngoại thần kinh tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang (Phó giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Gia An 115) cùng các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng (C-Arm) lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ, giải chèn ép tủy cổ cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được điều trị hậu phẫu và được tập vật lý trị liệu ngay tại giường. Nhờ phẫu thuật giải ép triệt để và quá trình tập vật lý trị liệu tích cực hằng ngày trong đó có điện châm, người bệnh phục hồi rất nhanh, có thể bỏ ống nội khí quản để tự thở và tiến triển rõ rệt từng ngày, cả về vận động và cảm giác. Ngày 26.12, người bệnh đã có thể tự giơ tay lên cao khi tiến hành các bài tập nâng cơ lực tay, cảm giác chân cũng rõ rệt. Ngày 28.12, người bệnh đã xuất viện để ra Hà Nội tiếp tục điều trị.Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang nhấn mạnh, những trường hợp tai nạn giao thông gãy cột sống cổ nghiêm trọng có chèn ép tủy, gây dập tủy có tỷ lệ tử vong ngay tại chỗ rất cao do tổn thương trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, với những nạn nhân bị dập tủy cổ, có một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm là sốc tủy (thường ở tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3, tức là khoảng 7-21 ngày kể từ khi chấn thương). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ngưng thở, ngưng tim, tỷ lệ tử vong rất cao. Với trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, may mắn được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốc tủy và chuyển sang giai đoạn hồi phục sớm. Để hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh và gia đình, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã quyết định giảm 50% viện phí cho bệnh nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên xảy ra khoảng 10 giờ 50 phút ngày 28.11.2024, trước cổng điểm du lịch Wilder Nest, thôn 3, xã Tà Nung (TP.Đà Lạt), khiến gia đình du khách gặp nạn. Cháu bé 1 tuổi tử vong, cha mẹ bé và tài xế taxi bị thương nặng.Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi BS 50H-532.87 do tài xế Hồ Xuân Long (44 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), điều khiển chở 2 vợ chồng du khách đến từ Hà Nội cùng con gái 1 tuổi đi tham quan du lịch ở xã Tà Nung. Khi xe taxi qua khúc cua trước điểm du lịch Wilder Nest đã bất ngờ đâm vào vách núi bên trái chiều lưu thông, lộn nhiều vòng.Hậu quả, bé gái tên N.L.Đ (1 tuổi) tử vong; cha và mẹ bé Đ. gồm Nguyễn Văn S. (26 tuổi) và N.T.V.A (đều ngụ Quốc Oai, Hà Nội) cùng tài xế Long bị thương nặng, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo và các cơ quan chức năng xã Tà Nung và TP.Đà Lạt có mặt tại hiện trường để cứu người bị nạn, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Sinh viên mồ côi ngày đi học, tối làm xuyên đêm ở cửa hàng tiện lợi
Một trong các biến chứng có thể xảy ra là nguy cơ hình thành sẹo sau phẫu thuật đối với người có cơ địa lồi, sẹo to, khi đó sẽ không bảo đảm được về mặt thẩm mỹ.
Đề xuất mua nhà thương mại dưới 3,5 tỉ được vay gói 120.000 tỉ đồng
Ngày 19.3, Âm dương lộ chính thức nhập cuộc đường đua phim điện ảnh năm 2025 với sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực như nghệ sĩ Minh Hoàng, Hạnh Thúy, Ngân Quỳnh, Bạch Công Khanh, Tuấn Dũng, Lan Thy… Phim do Hoàng Tuấn Cường (phim Nhà Không Bán và Vong Nhi) làm đạo diễn, dự kiến khởi chiếu vào ngày 28.3.Theo đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, quá trình phát triển kịch bản cho dự án đưa nghề lái xe cứu thương lên màn ảnh rộng là đề tài khó và nhạy cảm. Tuy nhiên, quan điểm của anh là luôn muốn đưa vào bộ phim những câu chuyện thật nhất có thể. Anh nói: "Tôi chọn đề tài xe cứu thương vì nó mang nhiều yếu tố tâm linh. Câu chuyện trong phim đều được chắt lọc từ nghề lái xe cứu thương mà ê-kíp có nghiên cứu, tham khảo từ chính những người đang làm nghề này ngoài đời. Đặc biệt, bộ phim mang hơi hướng tâm linh nhiều hơn nên trong khả năng của mình tôi muốn nó phải được truyền tải thật nhất có thể".
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Sau phản ánh của Báo Thanh Niên, dân sắp có cầu vượt qua đường nối cao tốc
Sáng 7.2, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam.Tại hội nghị, ông Phan Văn Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn (gồm 11 tổ chức Đảng), Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.Bên cạnh đó là quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và thành lập Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, quyết định chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên.Hội nghị cũng công bố quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 22 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 9 người. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Lê Trí Thanh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) và bà Nguyễn Thị Hà (Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh) được chỉ định giữ chức Phó bí thư.Ban chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 được chỉ định gồm 21 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 6 người.Ông Lê Văn Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Quảng Nam, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Xuân Đức, Phó bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam (cũ), được chỉ định giữ chức phó bí thư.Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết thời gian qua tỉnh đã triển khai quyết liệt các đề án, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy đồng thời hoan nghênh sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 18.Theo ông Triết, 2 đảng bộ mới thành lập có vai trò, vị trí chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng, có vai trò lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, tham mưu lãnh đạo tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.Để đi vào hoạt động ngay và phát huy hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu thường trực 2 đảng bộ sớm kiện toàn bộ máy, ổn định công việc, tổ chức hoạt động sau ngày 15.2. Đồng thời, chuyển giao các tổ chức cơ sở đảng, khẩn trương xây dựng quy chế làm việc của 2 đảng bộ."Đây là mô hình mới, khối lượng công việc sẽ lớn hơn, yêu cầu quan trọng công việc cao hơn, yêu cầu cán bộ phải phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ công việc", ông Triết yêu cầu.Ông Triết đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung chuẩn bị tốt công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp và thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Thường xuyên theo dõi, rà soát, kịp thời nắm bắt, tham mưu tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm bộ máy mới đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt. Tuyệt đối không để gián đoạn trong công việc, góp phần tham mưu cũng như triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.

Hội An tặng quà cho du khách tham quan thứ 6 triệu
Tiểu không tự chủ ở nam giới cảnh báo bệnh tiềm ẩn nào?
Là khách "ruột" của metro suốt mấy ngày nay, Nguyễn Tường Vy, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, bấm "like" với phương tiện giao thông công cộng an toàn. Theo Vy, metro có nội thất thông thoáng, đầy đủ tiện nghi. Không gian trên toa tàu và các nhà ga được giữ gìn sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Tuy nhiên, điều Vy còn lấn cấn là chuyện ăn uống trên metro. Dù đã được nhắc nhở nhưng có người vẫn quên. Họ vô tư ăn uống mà không để ý đến người khác."Trong quy định cấm khi đi metro ghi rõ: Không ăn, uống, hút thuốc (bao gồm thuốc lá điện tử) trong buồng thang máy hoặc tại các khu vực đã soát vé, ke ga và trên tàu. Thế nhưng, mình vẫn thấy có trường hợp khách lén ăn khi tàu đang di chuyển. Khi ở nhà ga, nhân viên liên tục nhắc nhở. Còn ở trên tàu, việc giám sát trở nên khó khăn hơn. Một số hành khách lợi dụng lúc nhân viên không có mặt để lén lút ăn uống, thậm chí bỏ rác lại trên tàu. Hành động này không đẹp mắt chút nào", Vy nói.Trong chuyến tàu đêm từ ga Bến Thành về TP.Thủ Đức (TP.HCM), người viết bắt gặp một phụ nữ thản nhiên ngồi ăn bắp, vô tư để những hạt rơi vãi khắp sàn, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung. Dù toa tàu khá đông, nhưng chẳng thấy ai lên tiếng. Chỉ khi một nhân viên bảo vệ bước vào và phát hiện, người này mới bị nhắc nhở. Cô vội cất bịch bắp vào giỏ của mình.Trong khi đó, ở trong các diễn đàn về metro, nhiều thành viên cũng thảo luận về việc ăn uống trên tàu. Một người dùng ẩn danh chụp lại cảnh tượng 3 bạn trẻ đang cầm trên tay bịch bánh tráng. Ở dưới phần bình luận, người này còn chụp được cảnh một bạn nữ đang gắp quả trứng trên tay khiến nhiều người giật mình. Không chỉ vậy, có người còn quay được cảnh sau khi mọi người rời khỏi tàu, những chai nhựa nằm lăn lóc trên ghế, trên sàn. Những hình ảnh này nhanh chóng thu hút sự chú ý, nhận được hàng trăm bình luận chỉ trích hành vi thiếu ý thức của một bộ phận hành khách.Bùi Thị Bích Trâm (26 tuổi), làm việc ở 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chia sẻ: "Metro sạch đẹp như vậy mà có người vẫn vô tư xả rác. Nếu ai cũng hành xử như thế, chẳng mấy chốc metro sẽ mất đi sự văn minh và sạch sẽ".Huỳnh Ngọc Thảo (30 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho rằng ở nước ngoài, hành vi "kém duyên" này sẽ bị người dân địa phương phản ứng rất mạnh. "Lần đầu đi metro ở Đài Loan, mình không biết quy định nên vô tình uống nước trên tàu. Ngay lập tức, một người dân lớn tiếng nhắc nhở và chỉ vào bảng cấm ăn uống bằng tiếng Anh cùng mức phạt được dán trên tường. Từ đó, mình vừa sợ, vừa ấn tượng sâu sắc với ý thức và quy định rõ ràng ở đây".Theo Thảo, việc áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc là điều cần thiết để tạo thói quen tốt cho người dân khi sử dụng metro. Cô gái này cho rằng TP.HCM có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng. Bên cạnh đó, có thể thêm biển cảnh báo dễ nhìn hơn ở trên metro và bổ sung thêm nhân viên kiểm tra trên các chuyến tàu đông người.Còn Bích Trâm cho rằng ý thức của mỗi người đóng vai trò quan trọng giúp metro trở thành phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với cộng đồng. Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp bảo vệ không gian chung mà còn tạo nên hình ảnh đẹp về văn hóa giao thông của TP.HCM. "Mình hy vọng mỗi hành khách sẽ tự giác hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và tôn trọng quy định khi sử dụng metro", Trâm nói.
Asian Cup 2019: Gặp Nhật Bản lại khá... dễ thở
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.
sb88
Sáng nay 24.1.2025, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã chính thức được xuất viện sau thời gian điều trị và phục hồi tại Bệnh viện Vinmec. Anh lên xe trở về quê hương Nam Định để đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, một thời khắc đầy ý nghĩa với bất kỳ người Việt Nam nào. Tuy nhiên, kỳ nghỉ này chỉ là tạm thời, bởi sau tết, Xuân Son sẽ quay trở lại Bệnh viện Vinmec Times City để tiếp tục các giai đoạn phục hồi quan trọng, quyết tâm lấy lại phong độ đỉnh cao.Trước khi trở về Nam Định, Xuân Son đã dành thời gian thăm hỏi và trao những món quà lì xì ý nghĩa cho các em nhỏ đang điều trị ung thư tại Bệnh viện Vinmec. Hành động của anh không chỉ mang đến niềm vui cho các bệnh nhi mà còn thể hiện tinh thần "Bầu ơi thương lấy bí cùng" - truyền thống nhân văn sâu sắc của người Việt Nam - cũng là đất nước mà giờ đây Xuân Son đã là một mảnh ghép trong bức tranh ấy. Xuân Son là một trong những VĐV được hưởng lợi từ những công nghệ y học thể thao tiên tiến tại Bệnh viện Vinmec - trung tâm y học thể thao đạt tiêu chuẩn AFC duy nhất tại Việt Nam.Theo Th.S Nguyễn Quyết Thắng, Kỹ thuật viên trưởng tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao Bệnh viện Vinmec, quá trình phục hồi của Xuân Son đã được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giúp giảm đau và ngăn ngừa teo cơ, robot hỗ trợ tập luyện, hệ thống tập cơ phản hồi sinh học từ Đức, và hệ thống thăng bằng tĩnh động chuyên nghiệp. Những công nghệ này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ tái chấn thương.Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn uống của Xuân Son được theo dõi kỹ lưỡng, cá nhân hóa từng bữa ăn, từng bài tập, đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cần thiết cho cường độ luyện tập cao. Đây là yếu tố then chốt giúp anh nhanh chóng phục hồi và quay lại sân cỏ.Còn Th.S-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc Điều hành Motion Lab kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao tại Bệnh viện Vinmec, cho biết rằng việc phục hồi của vận động viên không chỉ phụ thuộc vào phẫu thuật mà chủ yếu dựa vào giai đoạn hậu phẫu. Khoảng 90% khả năng trở lại thi đấu chuyên nghiệp của một cầu thủ phụ thuộc vào quá trình vật lý trị liệu, tối ưu hóa dinh dưỡng và tinh thần.Theo GS-TS-BS Trần Trung Dũng, Giám đốc chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình & Cơ xương khớp của Vinmec, các phương pháp phục hồi cho Xuân Son được thực hiện một cách toàn diện và cá thể hóa, bao gồm chăm sóc hậu phẫu, hỗ trợ tâm lý, và kiểm soát rủi ro tái chấn thương. Vinmec hiện đang huy động toàn bộ nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB để đảm bảo cầu thủ này phục hồi tốt nhất.Trong thời khắc Tết Nguyên đán đang đến gần, hy vọng Xuân Son sẽ có những ngày tết thật ấm áp, hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu, tiếp thêm động lực để anh mạnh mẽ bước vào giai đoạn điều trị phục hồi quan trọng sau kỳ nghỉ. Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia tận tâm, các thiết bị y học thể thao hiện đại và sự ủng hộ từ người hâm mộ trên khắp cả nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Xuân Son sẽ nhanh chóng hồi phục, trở lại sân cỏ với phong độ đỉnh cao.Mọi người đều chờ đợi hình ảnh tiền đạo Nguyễn Xuân Son một lần nữa sải bước trên sân cỏ, cống hiến những pha bóng đẹp mắt và góp phần đưa bóng đá Việt Nam vươn cao trên bản đồ thể thao khu vực và quốc tế. Chúc Xuân Son luôn mạnh khỏe và sớm hoàn thành hành trình hồi phục để tiếp tục viết tiếp giấc mơ sân cỏ của mình.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư