Tư vấn sức khỏe: Viêm Amidan, viêm VA có nguy hiểm không?
• Thắt ống dẫn tinhBình luận bóng đá: Immobile ghi bàn nhiều… để làm gì?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt về trái phiếu
Trong số lãnh đạo cấp phòng của Công an tỉnh Hà Nam xin nghỉ hưu trước tuổi, có đại tá Nguyễn Quốc Chiến (59 tuổi), Trưởng phòng An ninh kinh tế; thượng tá Trần Hồng Sơn (59 tuổi), Trưởng phòng Cảnh sát cơ động; thượng tá Đỗ Anh Tuấn (58 tuổi), Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác chính trị.4 phó trưởng phòng gồm: thượng tá Lã Quốc Khánh (60 tuổi), Phó trưởng phòng An ninh nội địa; thượng tá Vũ Hồng Phương (60 tuổi), Phó trưởng phòng An ninh kinh tế; thượng tá Trần Quốc Huy (58 tuổi), Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế và thượng tá Hoàng Minh Tiến (57 tuổi), Phó trưởng phòng Tham mưu.Theo Công an tỉnh Hà Nam, 7 lãnh đạo cấp phòng kể trên đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ trước hạn tuổi công tác hưởng chế độ hưu trí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của công an tỉnh trong thời gian tới. Đây đều là những cán bộ trưởng thành từ cơ sở, là lãnh đạo đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Dù ở cương vị công tác nào, 7 cán bộ kể trên đều luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng Công an tỉnh Hà Nam trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
‘Chi toán pháp’ và tiết lộ những ngón tay người biểu thị các con số 'bí ẩn'
Theo nội dung đoạn clip đăng tải trên TikTok ngày 16.1, du khách nước ngoài này đỗ xe tại khu vực trước mặt quảng trường Nghinh Phong (ở P.9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) để vào chụp ảnh. Ngay sau đó, một nhân viên đội an ninh trật tự tại đây đã yêu cầu người này phải di chuyển xe đang đỗ tại khu vực cấm đến khu vực được phép đỗ.Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã nhận về những ý kiến tranh luận từ cộng đồng mạng về thái độ của nhân viên an ninh trật tự khi hướng dẫn du khách đến khu vực được phép đỗ xe ô tô. Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao khu vực có vạch cho phép đỗ xe nhưng lại không được đỗ xe?Ông Lê Hồng Phương, nhân viên đội an ninh trật tự tại quảng trường Nghinh Phong cho biết: "Cơ quan chức năng có đặt biển cấm đỗ xe tại khu vực trước quảng trường Nghinh Phong nhưng mấy hôm nay trời gió rất mạnh, biển báo ngã đổ có thể gây nguy hiểm cho du khách, nên chúng tôi đã đem cất. Du khách đến tham quan, chụp ảnh được chúng tôi hướng dẫn đến nơi được phép đỗ xe nhưng do đây là khách nước ngoài, bất đồng về ngôn ngữ, nên mới xảy ra sự việc như vậy".Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khu vực trước quảng trường Nghinh Phong trước đây được kẻ ô để đỗ xe nhưng do vấn đề về an toàn giao thông, mỹ quan cũng như nhu cầu check-in của du khách, nên TP.Tuy Hòa đã đặt biển báo cấm từ hành lang phía nam đến trước mặt tháp. Khu vực được phép đỗ xe là hành lang phía bắc tháp Nghinh Phong, 2 bên cánh trước tháp và đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ đều được đặt biển báo được phép đỗ xe.Sau khi đoạn clip trên được lan truyền trên mạng xã hội, UBND TP.Tuy Hòa đã yêu cầu UBND P.9 nghiêm túc chấn chỉnh thái độ, tác phong phục vụ du khách của lực lượng an ninh trật tự đang thực hiện nhiệm vụ tại quảng trường Nghinh Phong. Trước đó, TP.Tuy Hòa đã ban hành bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên an ninh trật tự, yêu cầu lực lượng này phải lắng nghe và có thái độ niềm nở với các du khách đến tham quan trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Công Thành, Phó chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa cho biết: "Theo nội dung đoạn clip thì nhân viên an ninh trật tự có hướng dẫn du khách nước ngoài đến khu vực được phép đỗ xe bằng ngôn ngữ hình thể, nhưng do bất đồng về ngôn ngữ và cách truyền đạt chưa tốt nên gây ra sự hiểu lầm này. Vạch kẻ ô được phép đỗ xe trước quảng trường Nghinh Phong đã được xóa nhiều lần nhưng chưa thể xóa hết vết tích nên nhiều du khách đến đây không biết vẫn đỗ xe tại khu vực này".Theo ông Thành, UBND TP.Tuy Hòa giao Phòng Quản lý đô thị khẩn trương kiểm tra, xóa vạch đậu, đỗ xe trước tháp Nghinh Phong, chậm nhất đến 20.1.2025.