Thắng nghẹt thở U.23 Jordan, chủ nhà U.23 Qatar sớm đoạt vé vào tứ kết
Ngày 28.2, tin từ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, các bác sĩ của bệnh viện nội soi gắp dị vật là xương cá đâm thủng dạ dày cho bệnh nhân 51 tuổi.Trước đó, bà N.T.H (ngụ H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) có ăn cá lóc và sau một ngày bị đau bụng nhiều phần trên rốn. Gia đình đưa bà đến phòng khám tư để khám và lấy thuốc uống nhưng không đỡ. Sau đó, bà H. được đưa đến Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng đau bụng dữ dội.Tại đây, bệnh nhân được thăm khám và chỉ định chụp MSCT bụng. Qua đó phát hiện dị vật nghi xương cá dài 4,5 cm. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc dị vật đường tiêu hóa và chỉ định nội soi dạ dày.Qua nội soi, bác sĩ thấy mảnh xương cá đâm chặt vào thành dạ dày. Đội ngũ nội soi sử dụng dụng cụ gắp dị vật qua ống nội soi và cẩn thận gắp xương cá ra ngoài an toàn. Sau khi lấy xương cá, bệnh nhân không còn đau bụng, ăn uống trở lại bình thường và được xuất viện sau 1 ngày điều trị.Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Hữu Dũng, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết dị vật là xương cá có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi nghi ngờ mắc dị vật, nạn nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.Ổ gà chi chít mặt đường
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Thở bụng, bài tập đơn giản giúp dân văn phòng 'ngồi không' cũng đẹp
Theo kế hoạch của T.Ư Đoàn, Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025, được tổ chức vào 14 giờ ngày 13.3 có chủ đề: "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".4 nội dung trọng tâm của diễn đàn gồm: xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.Bên cạnh đó, diễn đàn trao đổi, chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nghị quyết trong các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước; những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chủ đề công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2025.Chương trình được tổ chức trực tuyến và trực tiếp ở điểm cầu trung tâm tại TP.Hà Nội; điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn (các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc mở điểm cầu nối tới tất cả Đoàn cấp huyện, khuyến khích mở điểm cầu để Đoàn cơ sở theo dõi diễn đàn; điểm cầu tại nước ngoài (kết nối trực tuyến với các tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước).T.Ư Đoàn vận hành website để tiếp nhận thông tin, đặt câu hỏi của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa chỉ: http://doithoai.doanthanhnien.vn. Thời gian bắt đầu tiếp nhận câu hỏi từ nay đến hết diễn đàn. Các câu hỏi, ý kiến, bình luận của đoàn viên, thanh niên được hiển thị trên website của diễn đàn. Đoàn viên, thanh niên có thể thảo luận, bình luận về các nội dung, chủ đề trực tiếp trên website.Diễn đàn được phát sóng trực tiếp tại các báo điện tử, trang cộng đồng trên mạng xã hội Facebook, YouTube của Đoàn, Hội, Đội và ứng dụng Thanh niên Việt Nam; các báo điện tử: Tiền Phong, Thanh Niên; các trang mạng xã hội Facebook: Cổng thông tin T.Ư Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, Thông tin Chính phủ. Các kênh YouTube của Báo Thanh Niên, Báo Tiền Phong, Công tác Tuyên giáo; kênh Tiktok Công tác Tuyên giáo.Trong diễn đàn đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi có thể đặt câu hỏi qua website của diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội phát trực tiếp; ứng dụng Thanh niên Việt Nam. Các thông tin, giải đáp của Ban Bí thư T.Ư Đoàn đồng thời được trao đổi trực tiếp và trên website.Những câu hỏi chưa được trả lời trong diễn đàn sẽ tiếp tục được trả lời qua website http://doithoai.doanthanhnien.vn.
Sáng 15.3, lãnh đạo Phòng cảnh sát PCCC & CHCN (Công an tỉnh Khánh Hòa) cho biết trong đêm 14.3 đơn vị đã cứu hộ thành công 2 du khách bị lạc đường khi xuống núi Cô Tiên trở về TP.Nha Trang.Trước đó khoảng 18 giờ ngày 14.3, sau khi nhận được thông tin 2 nam du khách trong chuyến leo núi Cô Tiên bị lạc đường, Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN đã đã nhanh chóng vào cuộc và tổ chức tìm kiếm, ứng cứu để đảm bảo an toàn cho các du khách.Sau gần 2 giờ tổ chức tìm kiếm, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã tiếp cận được hai nam du khách. Đó là anh P.M.T (30 tuổi) và T.T.H (19 tuổi), cùng trú TT.Vạn Giã, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa), đã được cảnh sát đưa xuống núi an toàn, sức khỏe ổn định.Hai du khách cho biết họ đến TP.Nha Trang chơi, rồi leo núi Cô Tiên để khám phá, nhưng bị lạc đường và kẹt lại trên núi. Núi Cô Tiên, một địa danh nổi tiếng tại Nha Trang, cao khoảng 400 m, nằm ở phía bắc TP.Nha Trang. Núi này có 3 đỉnh liền kề, tựa như dáng phụ nữ xõa tóc và ngẩng mặt lên trời. Thời gian qua, nơi đây thu hút nhiều người dân địa phương, du khách chọn làm điểm leo núi và cắm trại. Tuy nhiên, nơi đây cũng nổi tiếng với địa hình hiểm trở, độ dốc cao và nhiều khu vực khó tiếp cận, đòi hỏi người leo núi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.Trong những năm gần đây, không ít du khách đã chọn núi Cô Tiên làm điểm đến để trải nghiệm và chinh phục, nhưng cũng từ đó xảy ra nhiều trường hợp gặp nguy hiểm do thiếu kinh nghiệm hoặc chủ quan.Lực lượng Cảnh sát PCCC & CHCN khuyến cáo người dân, du khách không nên tự ý leo núi mà không có hướng dẫn viên hoặc thiết bị hỗ trợ cần thiết. Đồng thời, cần kiểm tra dự báo thời tiết, chuẩn bị sức khỏe và trang bị kiến thức cơ bản về địa hình trước khi tham gia các hoạt động mạo hiểm. Việc tuân thủ các khuyến cáo sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đáng tiếc.
Trung Quốc ngừng công bố dữ liệu người trẻ thất nghiệp sau nhiều tháng cao kỷ lục
Viện Nghiên cứu thanh niên vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được điều tra gồm 800 người ở độ tuổi 16 - 30, là học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, ở cả thành thị và nông thôn.Theo báo cáo, thanh niên cao 161 - 180 cm chiếm tỷ lệ 57,4%; từ 151 - 160 cm là 27,3%; dưới 150 cm là 12,4%. Thanh niên cao trên 180 cm chiếm 3%.Theo kết quả khảo sát, thanh niên nặng 41 - 70 kg chiếm tỷ lệ 81,5%. Dưới 40 kg là 11,2%. Từ 71 - 80 kg là 6,5%. Trên 80 kg là 0,8%.Về sức khỏe thể chất, có 44,1% thanh niên được hỏi từng gặp vấn đề sức khỏe cần phải sử dụng thuốc hoặc đến cơ sở y tế điều trị trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát.Nhiều thanh niên (51,4%) đã dựa vào tư vấn của người bán thuốc. Khoảng 10,9% tự tìm hiểu và điều trị. Điều này tiềm ẩn rủi ro, do thông tin không chính xác có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ thanh niên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ còn khá thấp (15,4%). Tỷ lệ thanh niên được hỏi thường xuyên tập thể dục đạt mức trung bình (34,4%), cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động thể chất vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ người tìm hiểu kiến thức về sức khỏe ở mức khá (39,3%).Về sức khỏe tâm thần, trong 6 tháng qua, kết quả khảo sát cho thấy, phần đông thanh niên có tâm trạng tích cực. Trong đó, 69,8% thanh niên thường xuyên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, 52% thanh niên thường xuyên cảm thấy phấn chấn, thoải mái.Các cảm xúc tiêu cực xuất hiện ở mức độ vừa phải (mức độ thường xuyên thanh niên gặp phải dao động từ 5,1 - 15,1%). Mặc dù tỷ lệ thấp, nhưng vẫn có một bộ phận thanh niên thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt 3,3% thanh niên thường xuyên có ý nghĩ tự tử.Theo kết quả khảo sát, khung giờ sử dụng internet của thanh niên từ dưới 2 - dưới 8 giờ/ngày là chủ yếu (gần 80%), trong đó gần 1/3 thanh niên sử dụng mạng từ 6 - dưới 8 giờ/ngày (29,8%).Có tới 16,8% thanh niên sử dụng internet từ 8 giờ/ngày trở lên. Mục đích chính khi sử dụng internet của thanh niên (xếp theo thứ tự ưu tiên) bao gồm: giải trí (75,4%); học tập, tìm kiếm thông tin (71%); giao tiếp, kết bạn (65,9%) và cập nhật tin tức (63,5%).