Báo Thái Lan ca ngợi Phú Quốc, ấn tượng vì giá rẻ chỉ bằng nửa du lịch Thái
Bước sang năm mới 2025, Meghan Markle nỗ lực tạo dựng lại hình ảnh, sức ảnh hưởng tích cực sau những ồn ào. Cựu diễn viên Mỹ bắt đầu bằng việc trở lại mạng xã hội, ngay sau đó, đoạn trailer giới thiệu With Love, Meghan - series thực tế về phong cách sống của cô, cũng nhanh chóng được trình làng.Trong đoạn giới thiệu, bà mẹ hai con đưa người xem bước vào cuộc sống yên bình, đầy màu sắc và tiếng cười của mình ở điền trang rộng lớn tại Montecito, California (Mỹ). Nữ công tước Sussex thích thú với các hoạt động thường ngày như nấu ăn, làm vườn, thu hoạch rau củ, thử nuôi ong… hay tổ chức những buổi tụ họp rôm rả với những người bạn cũ lẫn mới: đầu bếp Roy Choi, Abigail Spencer (bạn diễn của cô trong Suits), nữ nghệ sĩ Mindy Kaling… Thước phim ngắn cũng "nhá hàng" khoảnh khắc ngọt ngào, hạnh phúc của người đẹp bên Hoàng tử Harry. Dù mới chỉ tung đoạn giới thiệu hơn 1 phút, chương trình thực tế của Meghan Markle đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả trong nước lẫn quốc tế với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người bị choáng ngợp bởi không gian sống tiện nghi với biệt thự, nông trại rộng lớn cùng các hoạt động thú vị của Meghan Markle và mong chờ được khám phá những khía cạnh chưa từng được biết đến trong cuộc sống riêng của nàng dâu hoàng gia Anh. Trong khi đó, With Love, Meghan cũng vấp phải không ít ý kiến chê bai, chỉ trích từ người xem. Nhiều ý kiến cho rằng người đẹp sinh năm 1981 đang phô trương cuộc sống xa hoa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, nhiều khán giả nhận xét chương trình nhàm chán, thiếu sáng tạo còn Meghan Markle thì "màu mè" khi tráng trứng, làm bánh bông lan, tận hưởng mọi thứ trong căn nhà thậm chí không phải của cô. Bên dưới trailer, nhiều khán giả mỉa mai rằng phần hấp dẫn nhất không nằm ở đoạn phim giới thiệu về chương trình mà những bình luận đầy tính giải trí liên quan đến những cảnh quay này. "Netflix thật tuyệt vời khi đã chi 100 triệu USD chỉ để tôi được thưởng thức phần bình luận về một chương trình mà tôi sẽ không bao giờ xem!", một tài khoản bày tỏ và nhận được nhiều sự đồng tình.Dân mạng thi nhau chia sẻ: "Đối tượng mục tiêu của chương trình này là ai? Phụ nữ có nhiều tiền và thời gian rảnh rỗi để làm những món ăn, đồ thủ công cầu kỳ?", "Chính câu nói: 'mọi người đều được mời' đã thu hút tôi. Tất cả mọi người ngoại trừ con cái của cô ấy, gia đình cô ấy bao gồm cả người cha già đau yếu của cô ấy, bất kỳ người bạn lâu năm nào của cô ấy, gia đình chồng của cô ấy, nhân viên của cô ấy…", "Dùng bài nhạc nền Do You Believe In Magic rất phù hợp vì chương trình này sẽ cần đến phép thuật để mọi người có thể xem", "With Love là tựa đề châm biếm nhất từ trước đến nay, sau tất cả những gì cô ta đã gây ra cho gia đình mình và hoàng gia Anh"… With Love, Meghan cũng bị nhận xét kém chân thực. Theo Daily Mail, thay vì quay chương trình thực tế trong dinh thự trị giá hơn 14,6 triệu USD của mình ở Montecito, California (Mỹ) thì Meghan Markle thực hiện With Love, Meghan ở khu điền trang trị giá 8 triệu USD thuộc sở hữu của Tom và Sherrie Cipolla cách đó 2 dặm (hơn 3,2km). Một nguồn tin chia sẻ với New York Post rằng Markle tìm kiếm địa điểm này vì nghĩ nó sẽ mang đến cho người xem cảm giác "mộc mạc, bình dị" thay vì quay mọi thứ trong dinh thự xa hoa của hai vợ chồng.Tuy nhiên trên thực tế, khu nhà mới này cũng hoành tráng không kém với ngôi nhà được trang bị nội thất, đồ dùng đắt tiền, sang trọng bên cạnh khu vực nông trại rộng lớn trồng bơ, chanh và đủ loại rau củ. Nhiều khán giả thấy khó chịu khi Meghan Markle thực hiện series về cuộc sống riêng nhưng lại "vay mượn" không gian khác để quay phim từ đó khiến mọi thứ trông giả tạo. Ngôi sao truyền hình Meghan McCain cũng công khai bình luận chương trình của Meghan Markle, cho rằng nó thiếu nhạy bén và không phù hợp với bối cảnh chung. Người dẫn chương trình nổi tiếng này bày tỏ: "Hãy làm điều gì đó để giúp đỡ những người khó khăn thay vì cái tôi của bạn. Đây là lý do tại sao thế giới không thích bạn, không còn gì khác". Nhà bình luận khác cho rằng khán giả ngày nay thích xem những điều chân thực và có xu hướng không còn thần tượng những người người nổi tiếng được tạo hình hoàn hảo nữa. Trong khi đó, một người có sức ảnh hưởng khác đánh giá: "Đây là một trong những điều lạc lõng nhất mà tôi từng thấy trong một thời gian dài. Nhiều người Mỹ đang phải vật lộn để kiếm thức ăn, trả tiền thuê nhà, tiền thế chấp… Ai muốn xem một người từng là nữ công tước đi dạo quanh dinh thự của mình, hái hoa từ khu vườn sang trọng? Đó là lối sống mà rất ít người có thể liên tưởng đến".Rejuvaskin Việt Nam có mặt tại Hội thảo Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tiếp nối thành công của các mùa giải trước, năm nay, ban tổ chức hy vọng giải đấu sẽ tiếp tục trở thành một sân chơi thể thao chuyên nghiệp hấp dẫn, có chất lượng chuyên môn cao giúp các cầu thủ nhí có cơ hội rèn luyện, bồi đắp tình yêu bóng đá. Đồng thời, giải đấu được kỳ vọng sẽ là nơi phát hiện ra những nhân tố tiềm năng đóng góp cho thể thao Việt Nam trong tương lai.
Công trình kéo dài, làm khổ dân
Chiến thắng trước Danang Dragons giúp CLB Nha Trang Dolphins chiếm lại ngôi nhì bảng từ tay CLB Hanoi Buffaloes. Trong khi đó CLB Danang Dragons chìm sâu ở cuối bảng xếp hạng VBA 2023 khi thua cả 8 trận.
Đáng chú ý, ngành sữa tươi nguyên liệu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn đứng thứ 11 châu Á về sản lượng sữa và thứ 5 về năng suất sữa. Tuy nhiên, sản lượng sữa trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu sản lượng lớn. Cụ thể, năm 2023, Việt Nam phải chi đến 1,2 tỉ USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa. "Điều này cho thấy tiềm năng và dư địa phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực chăn nuôi bò sữa còn rất lớn", ông Thắng nhận định.
Khám phá những điểm đến nổi tiếng hút khách Việt tại Fukushima
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…