Hôm nay thí sinh thi đánh giá năng lực xét tuyển vào hơn 100 trường ĐH, CĐ
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…Nữ đầu bếp Việt kể chuyện mang 'nem rán tháng bảy' đến Quốc yến ở Phủ Tổng thống Ý
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 18.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra vào khuya hôm qua, 17.3, tại chợ Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Vụ cháy đã thiêu rụi nhiều ki ốt và hàng hóa của tiểu thương, gây náo loạn khu vực cư xá Thanh Đa, đối diện trụ sở công an và UBND phường 27.Vào tối 17.3, khi người dân đang vui chơi tại trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall (tại phường 12, quận 10, TP.HCM) thì tá hỏa phát hiện một nam giới nằm ngay sảnh giữa tầng trệt.Lực lượng y tế có mặt xác định người này đã tử vong, tại hiện trường có vết máu.Trước đó, một số nhân chứng cho hay thấy nạn nhân đi lại tại tầng 7 của trung tâm thương mại này.Nhiều tài khoản chụp lại vụ việc, đăng tải lên mạng xã hội và cho rằng nạn nhân là trẻ em. Tuy nhiên, nguồn tin của Báo Thanh Niên xác nhận, nạn nhân là nam giới, khoảng 16 tuổi. Khuya cùng ngày, thi thể nạn nhân được đưa ra xe cấp cứu, chuyển về nhà xác để khám nghiệm tử thi.Hiện công an đang khẩn trương trích xuất camera an ninh, lấy lời khai một số nhân chứng để phục vụ công tác điều tra.Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh các quy định về tiền lương, trong đó có lương tối thiểu để phù hợp với sự thay đổi về địa giới hành chính sau sắp xếp các tỉnh, thành trong thời gian tới.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 19.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Sâm 'quốc bảo' Việt đi về đâu?: Kỳ vọng phiên bản sâm Việt tốt hơn
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đại diện tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên coi Nghị quyết 57-NQ/TW là kim chỉ nam, trong đó chuyển đổi số và công nghệ đổi mới sáng tạo là phương thức mới cho mọi việc. Đại học Thái Nguyên mỗi năm có 81.000 sinh viên mới, đạt số lượng cao top đầu Việt Nam. Lãnh đạo tỉnh mong muốn FPT phát triển sản phẩm AI để hỗ trợ, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực trẻ ở Thái Nguyên. Tỉnh cũng mong muốn tập đoàn khảo sát, nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu tại địa phương. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh mong muốn tập đoàn hỗ trợ Thái Nguyên phát triển kinh tế số để thay đổi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất, dùng kinh tế số để thay đổi chính quyền số, phát triển xã hội số.Thời gian qua, Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng phim trường số, hướng đến phát triển trung tâm sản xuất phim truyền hình và phim điện ảnh, từ đó phát triển du lịch địa phương dựa trên những đặc trưng riêng của Thái Nguyên. Lãnh đạo tỉnh mong muốn FPT hợp tác, hỗ trợ để Thái Nguyên trở thành trung tâm đồ họa, điện ảnh số, nghệ thuật số. Về nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh mong muốn FPT hỗ trợ để ứng dụng công nghệ, nâng cao giá trị nông sản.Đáp lời lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT chia sẻ, đối với FPT Nghị quyết 57-NQ/TW như một lời hiệu triệu mọi doanh nghiệp tham gia vào cuộc thay đổi lớn. Tổng giám đốc FPT đề xuất với Thái Nguyên các giải pháp để hai bên cùng thực hiện nghị quyết, song hành trong kỷ nguyên số. Về giáo dục, FPT mong muốn xây dựng hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông đến đào tạo nghề. Tập đoàn FPT định hướng đào tạo theo khung chương trình tiên tiến, đưa STEM, robotics vào giáo án giảng dạy ngay từ cấp 2, để 5-10 năm nữa Thái Nguyên có nguồn nhân lực chất lượng cao, vì sự phát triển bền vững của địa phương. Đặc biệt, FPT sẽ tập trung đào tạo về trí tuệ nhân tạo. Chia sẻ với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm toàn cầu hóa và việc hiện diện ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, lãnh đạo FPT kỳ vọng đây sẽ là nguồn cảm hứng để Thái Nguyên đưa sản phẩm chè - nông sản địa phương tiến ra thế giới.Theo ông Nguyễn Văn Khoa, từ kinh nghiệm hơn 36 năm trong lĩnh vực công nghệ, tham gia vào nhiều đề án quan trọng của đất nước, FPT đề xuất công nghệ thông tin là động lực để Thái Nguyên phát triển kinh tế số, chuyển từ hành chính công sang quản trị công. Kết luận buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh khẳng định Thái Nguyên luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Kết quả cho thấy trong năm đầu tiên có con, những người có tiền sử mắc trầm cảm và cần uống thuốc trị trầm cảm có nguy cơ tái phát cao gấp 30 lần bình thường. Với những người đã bị trầm cảm trước đó và đang dùng thuốc thì khi có con, họ vẫn sẽ cần tiếp tục dùng thuốc.
Buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)