Vì sao Quỹ bình ổn 'bất động' kéo dài?
Tác phẩm Đường vào thiền (The path of meditation) tập hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền do ông hướng dẫn, diễn ra trong 3 ngày tại khu đồi Mahabaleshwar, không chỉ giúp hiểu rõ về thiền mà còn hướng dẫn tìm lại sự cân bằng, tỉnh thức và chạm vào thế giới bên trong của mình.Tác giả Osho mở đầu cuốn sách bằng một nhận định đầy thấu triệt: "Không phải ai cũng thực sự giác ngộ và không phải ai cũng mong muốn tìm ra sự thật. Đa số chúng ta chỉ trôi dạt giữa cuộc đời, bị cuốn theo những nghĩa vụ, những tham vọng, khát khao nửa vời mà chưa bao giờ thực sự dừng lại để tự hỏi: Ta là ai? Mục đích của sự tồn tại này là gì? Ta sống theo quán tính, theo những khuôn mẫu được định sẵn, nhưng hiếm khi có đủ dũng khí để nhìn sâu vào tâm thức và tự vấn về sự tồn tại".Ở Đường vào thiền, Osho phá vỡ nhiều quan niệm sai lầm về thiền, đặc biệt là ý niệm cho rằng thiền là một trạng thái mà ta có thể đạt được bằng sự cố gắng hay kỷ luật tinh thần. Theo ông, thiền không phải là hành động ép buộc tâm trí phải im lặng, cũng không phải là một phương pháp nhằm đạt được một trạng thái đặc biệt nào đó. Ngược lại, thiền là sự buông bỏ, là một quá trình quan sát tự nhiên, nơi ta để cho mọi thứ diễn ra mà không can thiệp, không phán xét, không níu giữ hay kháng cự. Thiền với bậc thầy Osho không chỉ là ngồi yên nhắm mắt. Nó là một trạng thái của toàn bộ con người. Cơ thể cũng là một phần của thiền. Osho khuyên rằng trước khi có thể đi vào thiền, ta cần có một cơ thể thuần khiết, không bị cản trở bởi những xung động bị dồn nén. Những cảm xúc không được bộc lộ, những căng thẳng tích tụ sẽ tạo ra các rào cản ngăn ta đi sâu vào chính mình. Vì vậy, một phần quan trọng của thiền là giải phóng cơ thể khỏi những tắc nghẽn, là sống một cách tự nhiên và không bị đè nén.Osho đã khẳng định: "Sáng tạo vĩ đại nhất của con người là chính họ, là khả năng tự nhận thức của họ. Bất kỳ thứ gì khác mà họ tạo ra đều không có nhiều giá trị như vậy, nó sẽ giống như vẽ trên mặt nước. Nhưng những gì họ tạo ra bên trong chính mình sẽ giống như hình khắc trên đá: không bao giờ có thể bôi xóa, nó sẽ mãi ở bên họ".Một trong những điểm quan trọng mà Osho nhấn mạnh là thiền không có công thức chung cho tất cả. Mỗi người cần tìm ra con đường phù hợp với mình. Một số người sẽ tìm thấy thiền trong sự im lặng, số khác tìm thấy nó trong chuyển động, trong âm nhạc, hoặc ngay cả trong những hoạt động hằng ngày. Điều quan trọng nhất là sự hiện diện trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.Trong một thế giới đầy biến động, nơi con người không ngừng tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài, thiền chính là lời nhắc nhở rằng mọi thứ ta đang tìm kiếm đã luôn ở đây, bên trong chính ta.Đường vào thiền không đơn thuần là một cuốn sách hướng dẫn thiền, mà là một lời mời để ta dừng lại giữa cuộc sống vội vã, để lắng nghe chính mình, để nhìn thấu những ảo tưởng và quay về bản thể bên trong. Suy cho cùng, thiền không có điểm đến nhưng chính trong sự buông bỏ và hiện diện trọn vẹn, đã cho ta tìm thấy tất cả những điều chỉnh mỗi khi có cảm giác như mất phương hướng.Mẹ làm công nhân mong con thi đậu bác sĩ đa khoa
Người dân cho biết đây cũng là nơi bán vé, đưa đón khách và lên xuống hàng hóa tuyến Bến Tre, Chợ Lách, TP.HCM. Chưa hết, từ lâu tuyến đường đã bị biến thành nơi đậu của nhiều hãng xe khách, khiến giao thông thường xuyên ùn tắc. Đường hẹp mà xe lớn đậu choán lòng đường và che khuất tầm nhìn. Đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách tận dụng lòng đường làm bến đón trả khách, mỗi lúc khách xuống xe, có nhiều xe ôm, taxi vây xung quanh rất bát nháo và chiếm hơn phân nửa con đường.Tương tự, trên đường Lý Thái Tổ (P.1, Q.10, TP.HCM) mặc dù cơ quan chức năng đã đặt biển cấm đậu xe, nhưng thời gian gần đây có tình trạng xe khách, ô tô dừng đậu tràn lan trên đoạn đường này. Anh Lê Văn Cường (ngụ đường Lý Thái Tổ) cho biết: Các xe khách đậu ở đây mỗi ngày, nhất là buổi trưa xe máy không còn đường để đi. Trong khi đó, tài xế ngồi trên xe và bật đèn xi nhan nhá liên tục để được đậu trên đường, khiến người đi xe máy phải lấn sang ở giữa làn dành cho ô tô mới qua được, dễ xảy ra tai nạn giao thông.Đề nghị cơ quan chức năng tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm về việc dừng đỗ xe ở hai đoạn đường nói trên để đường sá thông thoáng, hạn chế xảy ra tai nạn
Nhiều người ở TP.HCM bức xúc nạn chó thả rông không rọ mõm và ám ảnh mùi hôi
“Đồ ăn của ba mẹ và bà nội gửi cho mang đi sau tết có khi mình bỏ tủ lạnh ăn 2 tháng không hết”, đó là chia sẻ của Nguyễn Thị Hồng Hân, sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.