5 loại trái cây có hàm lượng protein cao trong bảng xếp hạng mùa hè
Ngày 22.3, CLB nữ TP.HCM sẽ đối đầu với CLB Abu Dhabi Country (UAE), ở trận đấu thuộc vòng tứ kết giải AFC Champions League nữ (Cúp C1 nữ châu Á) 2024 - 2025. "Sau chuyến tập huấn ở Hà Nội vừa qua, toàn đội có thể trạng khá tốt. Tất cả các thành viên của CLB nữ TP.HCM đang sẵn sàng cho trận tứ kết", HLV trưởng Đoàn Thị Kim Chi cho biết.Để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng này, đại diện của bóng đá nữ Việt Nam đã bổ sung lực lượng, tăng cường thêm 2 ngoại binh và 2 cầu thủ Việt kiều. Theo đó, 2 ngoại binh là trung vệ Aubrey Rae Goodwill và tiền đạo Sabrina Cabrera, còn 2 cầu thủ Việt kiều là Chelsea Lê và Ashley Trâm Anh. Đánh giá về các tân binh, HLV Kim Chi nói: "Các ngoại binh và cầu thủ Việt kiều đã hòa nhập tốt. Dù thời gian tập luyện với đội bóng là không nhiều, nhưng các bạn rất nỗ lực học hỏi cả về chuyên môn và học cả tiếng Việt. Vấn đề nào không hiểu, các bạn luôn chủ động hỏi HLV và hỏi đồng đội của mình. Ví dụ như trong tình huống đó các bạn cần phải làm gì. Sự trao đổi giữa các cầu thủ là khá tốt. Các bạn rất vui vẻ, hòa đồng với mọi người trên sân, tạo thành khối đoàn kết. Tôi nghĩ, với tinh thần này, toàn đội sẽ có trận đấu thoải mái. Hy vọng, đội nữ TP.HCM sẽ có kết quả tốt ở trận tứ kết".Trong những bổ sung của CLB nữ TP.HCM lần này, cầu thủ Việt kiều Chelsea Lê là cái tên gây chú ý. HLV Đoàn Thị Kim Chi nhận định: "Chelsea Lê đã từng tập với U.19 nữ mấy năm trước. Lúc đó, Chelsea Lê khá yếu, nhưng giờ đây cô ấy khá nhanh nhẹn, có kỹ thuật rất tốt. Hy vọng, sự bổ sung Chelsea Lê và Ashley Trâm Anh ở hàng tiền vệ giúp cho tuyến giữa của CLB nữ TP.HCM trở nên mạnh hơn. Trong các buổi tập, Chelsea Lê có những quả sút xa rất tốt. Hy vọng, em ấy có thể phát huy được điểm mạnh của mình khi bước vào trận đấu". Cũng theo HLV Kim Chi, khả năng đá chính của mỗi cầu thủ sẽ tùy thuộc vào phong độ thực tế của họ. Trong từng thời điểm, ban huấn luyện sẽ đưa ra đội hình xuất phát và thay người một cách phù hợp nhất.Về đối thủ của CLB nữ TP.HCM ở tứ kết, HLV Đoàn Thị Kim Chi chia sẻ: "Đây là đội bóng mạnh. Khi thi đấu ở vòng bảng, họ đã hòa với đội hàng đầu Hàn Quốc (hòa 2-2 với Hyundai Steel Red Angels) và thắng Wuhan Jiangda của Trung Quốc (2-1). Để chuẩn bị cho trận tứ kết Cúp C1 nữ châu Á lần này, CLB Abu Dhabi Country cũng đã chiêu mộ thêm nhiều ngoại binh nữa, nên họ sẽ càng mạnh hơn. Nhưng đã vào đến đây rồi, CLB nữ TP.HCM sẽ nỗ lực. Hy vọng, khi được thi đấu trên sân nhà, mọi người sẽ đến cổ vũ đông hơn, để toàn đội có sự hứng khởi hơn và giành kết quả tốt trước đối thủ.Chelsea Lê sinh năm 2001, trưởng thành từ Trung tâm đào tạo bóng đá Spokane Shadow (Mỹ). Cô từng "thử chân" cho đội U.19 nữ Việt Nam vào năm 2019, sát cánh cùng những tuyển thủ quốc gia hiện nay như Trần Thị Duyên, Nguyễn Thị Thanh Nhã, Nguyễn Thị Hoa.Sự hiện diện của Chelsea Lê ở đội U.19 nữ Việt Nam tương đối tình cờ. Trong chuyến trở về Việt Nam cùng gia đình vào năm 2019, Chelsea Lê cùng em gái là Kyah Lê được giới thiệu tập luyện thử cùng U.19 nữ Việt Nam. Biết rằng chị em Chelsea Lê và Kyah Lê tập luyện bán chuyên tại Mỹ, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và HLV Akira Ijiri đã đồng ý để cả hai tập luyện thử cùng đội.MSI trình làng máy chơi game cầm tay với CPU Intel Core Ultra
Chiều 4.1.2025, lãnh đạo UBND xã An Phú (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết đã nhận được tin báo từ bà Lê Thị Bé (54 tuổi, ở thôn Tân An, xã An Phú) về việc các ngư dân trên tàu cá QNg - 97290 TS gặp nạn.Theo đó, tàu cá QNg - 97290 TS do ngư dân Trần Văn Hương (61 tuổi, chồng bà Bé) làm chủ tàu, hành nghề lưới rê. Lúc 15 giờ ngày 3.1.2025, tàu cá QNg - 97290 TS khai thác thủy sản tại vùng biển Hoàng Sa, do thời tiết xấu, sóng biển lớn khiến ngư dân Lê Văn Tấn Sinh (26 tuổi, ở thôn Tân An, xã An Phú) rơi xuống nước mất tích và 3 ngư dân bị va đập vào tàu dẫn đến chấn thương.Trong đó, 1 ngư dân bị thương ở vùng đầu, 1 ngư dân bị gãy tay và 1 ngư dân bị thương ở chân. Ngay sau đó, tàu cá QNg - 97290 TS đã kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trong khu vực phối hợp tìm kiếm ngư dân mất tích nhưng không thấy.Hiện tàu cá QNg - 97290 TS đang di chuyển vào bờ, dự kiến đêm 5.1.2025 hoặc sáng 6.1.2025 sẽ đến đất liền.UBND xã An Phú đã đến nhà của chủ tàu cá và các ngư dân gặp nạn thăm hỏi và động viên gia đình. Tàu cá QNg - 97290 TS (công suất 520 CV, dài 19,3 m) xuất bến tại Trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) lúc 9 giờ 45 ngày 26.12.2024, hành nghề lưới rê (lưới chuồn khơi) trên vùng biển Hoàng Sa, trên tàu có 8 ngư dân.
Nữ lái tàu ngầm xinh đẹp
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết thành lập 5 sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, KH-CN, Nông nghiệp và Môi trường.Theo đó, Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH. Về cơ cấu tổ chức, sau sắp xếp, Sở Nội vụ có 7 phòng, 2 ban và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Sau sắp xếp, Sở Tài chính có 11 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT. Sau sắp xếp, Sở KH-CN có 7 phòng và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sau sắp xếp Sở Xây dựng có 10 phòng và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT. Sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phòng, 5 chi cục và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Tại kỳ họp, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu các Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng, gồm: ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ); ông Phạm Nam Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (nguyên Giám đốc Sở TN-MT); ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng (nguyên Chánh văn phòng UBND TP); ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH-CN (nguyên Giám đốc Sở KH-CN); bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Tài chính (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT).Các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Lê Tự Gia Thạnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (nguyên Chủ tịch UBND Q.Hải Châu).HĐND TP.Đà Nẵng cũng miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Giám đốc Sở GTVT; ông Nguyễn Đăng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; ông Phùng Phú Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Quang Thanh, nguyên Giám đốc Sở TT-TT; ông Bùi Hồng Trung, nguyên Giám đốc Sở GTVT.Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cũng bỏ phiếu bầu ông Đoàn Ngọc Hùng Anh giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Trước khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh đảm nhận vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh (57 tuổi, quê quán xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) từng đảm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Dân vận; Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng; Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X có các lãnh đạo chủ chốt, gồm: ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng và tân Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh.
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Siêu thị tết 0 đồng ở TP.HCM: Nhiều người chọn gạo, mì gói để dành ăn dần
Chung tay cùng Chính phủ hiện thực hóa mục tiêu không có tử vong do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2045, cũng như mục tiêu toàn cầu của Honda là giảm một nửa số ca tử vong do va chạm giao thông vào năm 2030 và không có tử vong do va chạm giao thông liên quan đến xe máy và ô tô Honda vào năm 2050, HVN đã quyết định trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 trên toàn quốc trong năm học 2024 - 2025. Chương trình có sự phối hợp của Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GD-ĐT.Chương trình nhiều ý nghĩa này cũng xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong việc bảo vệ người tham gia giao thông. Đặc biệt, với học sinh lớp 1, lứa tuổi đang hình thành nhận thức thì việc tạo cho các em thói quen luôn đội mũ đạt chuẩn khi ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện là vô cùng cần thiết. Quyết định trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong năm học 2024 - 2025 của HVN hướng tới mục tiêu hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm của người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tại Việt Nam, hướng tới nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn lên 100%; nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh và phụ huynh, thông qua các hoạt động đào tạo và truyền thông; phối hợp với Chính phủ đẩy mạnh kiểm soát và xử lý vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán và sử dụng mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn kỹ thuật tại các địa phương.Từ khi phát động chương trình vào tháng 9.2024, hơn 1.000 sự kiện đã được tổ chức cho hơn 14.000 điểm trường trên toàn quốc và tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh lớp 1; gần 1,7 triệu học sinh và 300.000 phụ huynh đã được đào tạo kiến thức ATGT.Theo HVN, đơn vị này kỳ vọng việc trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo ATGT cho học sinh và phụ huynh sẽ góp phần tích cực nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh và phụ huynh trên toàn quốc, hướng tới xã hội giao thông an toàn và văn minh tại Việt Nam.Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo kiến thức ATGT cho học sinh và phụ huynh trên toàn quốc năm học 2024 - 2025 là bước tiếp nối của Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, do HVN, Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GD-ĐT phối hợp triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Đến nay, gần 10,3 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn đã được HVN trao tặng cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc.