Bún thang - tinh hoa ẩm thực của Hà Nội
Sự tập trung của thị trường chủ yếu về thông tin sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) trong thời gian tới. Đến nay, còn quá sớm để cho rằng, tổ chức này tiếp tục duy trì việc cắt giảm sản lượng hay không. Tuy vậy, trong 1- 2 tuần tới, nếu xét thấy nhu cầu khó tăng, các nhà phân tích cho rằng, OPEC+ có thể sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng để bảo toàn giá.Kem Tràng Tiền - dư vị tình đầu
Từ đầu tháng 1, toàn bộ hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Finelife... trực thuộc Saigon Co.op đã tăng giờ phục vụ bằng việc mở cửa bán hàng sớm hơn 1 tiếng so với ngày thường. Riêng từ trung tuần tháng 1, các đơn vị này sẽ phục vụ đến tận 23 giờ đêm. Tuy nhiên trên thực tế, các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra chỉ đóng cửa khi người khách cuối cùng mua sắm xong. Các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra cũng chỉ nghỉ mùng 1 Tết Âm lịch (nhằm ngày 29.1). Sau đó khai trương năm mới ngay vào mùng 2 tết. Với lịch hoạt động gần như xuyên suốt, cùng nguồn các mặt hàng thiết yếu dồi dào, hệ thống kho vận sâu rộng, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm tận hưởng mùa tết an toàn, tiết kiệm, đủ đầy, và chỉ nên mua sắm vừa đủ cho nhu cầu gia đình và bản thân.Bên cạnh tăng giờ phục vụ, các siêu thị cũng tăng bán kính phục vụ bằng cách điều chỉnh giá trị hóa đơn và cung đường so với hiện tại. Như vậy, bán kính phục vụ (hỗ trợ giao hàng) của Co.opmart, Co.opXtra tăng gấp 3 lần, từ 6 km lên 20 km, cụ thể từ 6 km (không yêu cầu điều kiện hóa đơn) lên 20 km (với hóa đơn từ 1 triệu đồng trở lên). Ngoài các chương trình khuyến mãi sâu cho mùa mua sắm tết năm nay, các Co.opmart, Co.opXtra sẽ tùy theo điều kiện thực tế cũng liên tục tổ chức các sự kiện hoạt náo quy mô lớn nhỏ. Ví dụ, khách hàng đến với Co.opmart, Co.opXtra trong 2 ngày 11 - 12.1 được gieo quẻ đầu năm mới để nhận quà phúc lộc tấn tài bao gồm các sản phẩm thiết yếu như dầu ăn, bánh ngọt, hạt nêm, sữa tươi…Ngoài ra, nằm trong chuỗi hoạt động cộng đồng xã hội, từ nay đến Tết Nguyên đán, Co.opmart, Co.opXtra tổ chức hơn 300 chuyến bán hàng lưu động về vùng sâu vùng xa, khu chế suất - khu công nghiệp tại những tỉnh thành có đơn vị trú đóng. Các chuyến bán hàng này mang hàng Việt chất lượng cao, hàng bình ổn thị trường với giá khuyến mãi từ 30 - 50%, từ đó giúp bà con yên tâm mua sắm tết. Co.opmart đồng hành cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ tổ chức Chợ Tết 0 đồng tại 32 tỉnh thành dọc chiều dài đất nước, từ Hà Giang, Yên Bái, Sơn La đến Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP.HCM, Long An… Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ nhận phiếu mua hàng của Co.opmart trị giá 600.000 - 800.000 đồng để lựa chọn hàng tết; tham gia tổ chức Phiên chợ 0 đồng do các liên đoàn lao động tỉnh tổ chức như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa… tổ chức.
Quảng Ninh sẽ công bố vùng 'biển sạch' để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Theo GizmoChina, Samsung vừa tung ra bản beta One UI 7 dành cho Galaxy S23 Ultra, mang đến một loạt cải tiến đáng giá về giao diện, hiệu năng và tính năng AI. Bản cập nhật này hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm người dùng hoàn toàn mới cho những ai đang sở hữu dòng điện thoại cao cấp này.One UI 7 mang đến một diện mạo tươi mới cho Galaxy S23 Ultra với các biểu tượng được thiết kế lại, phông chữ sắc nét và khả năng hiển thị tốt hơn. Bảng điều khiển nhanh và bảng thông báo cũng được làm mới, mang đến bố cục trực quan và dễ sử dụng hơn.Các hiệu ứng chuyển động và hoạt ảnh trong One UI 7 cũng được cải thiện đáng kể, mang đến trải nghiệm mượt mà và liền mạch hơn cho người dùng. Đặc biệt, biểu tượng sạc pin cũng trở nên sống động và bắt mắt hơn.Bản beta One UI 7 mang phần lớn các tính năng Galaxy AI từ dòng S25 xuống dòng S23. Ứng dụng camera được tinh giản với thiết kế tối giản và các tối ưu hóa mới, giúp người dùng dễ dàng chụp được những bức ảnh đẹp. Các bộ lọc AI và thay đổi giao diện người dùng cũng được tích hợp vào ứng dụng Expert RAW, nâng cao khả năng chụp ảnh chuyên nghiệp cho người dùng.Galaxy S23 Ultra thể hiện hiệu năng pin ổn định trong quá trình thử nghiệm, nhưng vẫn còn một số điểm cần cải thiện về độ mượt của các hiệu ứng chuyển động so với S24 Ultra.Với những cải tiến đáng giá, One UI 7 beta hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời hơn cho dòng Galaxy S23. Người dùng có thể trải nghiệm bản beta này thông qua ứng dụng Samsung Members.
Top 5 kem trị rạn da được review hiệu quả nhanh chóng và bán chạy
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.