Quỹ đầu tư Bain Capital rót 200 triệu USD mua cổ phần Masan
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Cô gái mất cả tứ chi sau khi bị nhiễm trùng từ máy phun sương
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
Cổ đông 'ôm cục tức' vì doanh nghiệp nợ cổ tức hàng chục năm
Chiều 2.1, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết lực lượng cứu nạn, cứu hộ vừa phát hiện thêm các bộ phận cơ thể trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1 (H.Đăk Glei, Kon Tum).Theo ông Nhất, đến 14 giờ ngày 2.1, sau khi phá dỡ các khối bê tông, lực lượng tìm kiếm phát hiện thêm phần đùi, mảng da đầu, bao tay và 1 chiếc điện thoại của nạn nhân. Trước đó, ngày 1.1, cơ quan chức năng đã tìm thấy 1 cánh tay, 1 cẳng chân, phần ngực của nạn nhân mất tích.Hiện lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân. Địa phương đã đề nghị Bộ đội biên phòng tỉnh Kon Tum điều động lực lượng cùng chó nghiệp vụ giám định nguồn hơi, phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ. Công an tỉnh Kon Tum cũng đã chỉ đạo lực lượng tiếp tục tìm kiếm, kể cả khu vực hạ lưu đập."Có thể trong quá trình xảy ra tai nạn, các nạn nhân bị hất văng ra phía sau thân đập. Do đó, lực lượng chức năng phải mở rộng tìm kiếm ở khu vực hạ lưu, phía sau thân đập", ông Nhất nói. Theo các cơ quan chức năng, vào thời điểm xảy ra tai nạn, các công nhân đứng trên lồng (thân đập). Khi sự cố xảy ra, các nạn nhân bị cuốn theo khối bê tông rơi xuống chân đập. Trong quá trình rơi, do va đập vào các khối đá bên dưới và bị bê tông rơi trúng khiến một số thi thể không còn nguyên vẹn.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích. Các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể, 2 người còn lại vẫn chưa được tìm thấy.
Chiến thắng tại AFF Cup 2024 vừa qua là minh chứng cho sức mạnh và bản lĩnh của bóng đá Việt Nam. Đội tuyển đã trải qua một hành trình bất bại, với 7 chiến thắng và 1 trận hòa, khẳng định vị thế số một khu vực. Đặc biệt, màn trình diễn chói sáng của Hoàng Đức đã góp phần quan trọng vào thành công này.Hoàng Đức, với đẳng cấp vượt trội, đã trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất của AFF Cup 2024. Anh đá chính cả 8 trận, thi đấu tổng cộng 638 phút, chứng tỏ vai trò không thể thay thế trong đội hình. Ở hai trận chung kết lượt đi và về, Hoàng Đức thể hiện khả năng thi đấu toàn diện, từ điều phối, thu hồi bóng đến phát động tấn công và tham gia phòng ngự. Màn trình diễn xuất sắc này đã giúp anh giành danh hiệu Quả bóng Bạc 2024.Nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc của tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức, LPBank đã trao tặng phần thưởng 1 tỉ đồng. Phát biểu tại buổi lễ, Hoàng Đức chia sẻ: "Một hành trình mới lại bắt đầu và Đức trân trọng cảm ơn Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Thụy và Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã luôn sát cánh, tiếp thêm sức mạnh để Đức vững bước chinh phục những thử thách phía trước. Đức sẽ không ngừng nỗ lực, thi đấu hết mình để mang lại niềm vui cho người hâm mộ, đồng thời lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng với vai trò Đại sứ thương hiệu LPBank".Bên cạnh Hoàng Đức, HLV trưởng Kim Sang-sik và tiền đạo Đinh Thanh Bình cũng được LPBank tri ân với khoản thưởng 500 triệu đồng mỗi người, ghi nhận những đóng góp cho bóng đá Việt Nam trong năm 2024. Huấn luyện viên Kim Sang-sik bày tỏ: "Tôi rất cảm kích trước sự quan tâm và ủng hộ của LPBank. Đây là sự khích lệ lớn lao đối với tôi và toàn đội. Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để đáp lại sự tin tưởng của người hâm mộ".Ông Vũ Quốc Khánh, Tổng giám đốc LPBank nhấn mạnh: "Với LPBank, đóng góp cho sự phát triển của thể thao là một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng bóng đá Việt Nam và thể thao nước nhà, góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nền thể thao vững mạnh, vươn tầm quốc tế".Sự kiện vinh danh của LPBank không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực phi thường của đội tuyển, mà còn là nguồn cảm hứng lan tỏa tinh thần thể thao cao thượng, khích lệ các thế hệ vận động viên Việt Nam không ngừng vươn lên. Đây cũng là nguồn động viên kịp thời trước ngày đội tuyển hội quân chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2027. Với sự quan tâm từ các doanh nghiệp và người hâm mộ, đội tuyển Việt Nam càng có thêm động lực để hướng tới những mục tiêu lớn hơn trên đấu trường châu lục.Trong thời gian qua, LPBank cũng khẳng định vị thế là một nhà tài trợ đầy tâm huyết, luôn sẵn sàng đầu tư và hỗ trợ cho sự phát triển của thể thao Việt Nam. Hiện LPBank là Nhà tài trợ chính của Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia LPBank V-League 1 - 2024/2025 và nhiều câu lạc bộ trong nước. Tại AFF Cup 2024 vừa qua, LPBank đã thưởng 5 tỉ đồng cho đội tuyển Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận và động viên kịp thời trước chiến thắng lịch sử của bóng đá nước nhà. Trước đó, LPBank cũng ghi dấu ấn mạnh mẽ khi tổ chức các sự kiện bóng đá quốc tế như LPBank Cup 2024 và trận giao hữu lịch sử giữa CLB Công an Hà Nội và dàn huyền thoại bóng đá Brazil tại sân vận động Hàng Đẫy. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui cho người hâm mộ mà còn góp phần nâng tầm bóng đá Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Grand Prix of Binh Dinh - Bước đệm để Bình Định thành ‘thủ phủ’ thể thao biển
Trưa nay, chợ hoa tết Công viên Gia Định (Q.Gò Vấp, TP.HCM) trong ngày cuối cùng mở bán dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đông nghẹt người đến mua. Trước giờ đóng cửa, nhiều người ngậm ngùi chấp nhận đại hạ giá "xả lỗ", mong vớt vát được đồng nào hay đồng đó.