Chàng trai hơn 120 lần hiến máu được vinh danh Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu
Sau phần lễ là Hội đua thuyền truyền thống tứ linh (long, lân, quy phụng). Trước đây, Hội đua thuyền tứ linh được tổ chức nhằm tuyển chọn những dân binh khỏe mạnh, giỏi nghề đi biển để sung vào đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Thành tích học tập 'lung linh' liệu đủ chinh phục ĐH top đầu Mỹ?
Thành công của HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024 đến từ nhiều yếu tố: khả năng quản lý tập thể tốt, chiến thuật phù hợp, truyền động lực hiệu quả, cùng sự hiện diện của Nguyễn Xuân Son - chân sút đã nâng tầm cả tập thể với lối chơi toàn diện cùng bộ kỹ năng tấn công "vô song". Dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà ở hầu hết các nền bóng đá phát triển trên thế giới, HLV trưởng ở đội tuyển và ở đội trẻ là hai người khác nhau, với những ê-kíp khác nhau.Bởi huấn luyện đội tuyển quốc gia không giống với đội trẻ. Ở cấp độ đội tuyển, nhiệm vụ của HLV là quản lý những "cái tôi" từ các ngôi sao cá tính, tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất để mang đến lối chơi và kết quả phù hợp. Với những cầu thủ đã thành danh, định hình rõ ràng tư duy chơi bóng, HLV ở đội tuyển quốc gia không cần chỉ dạy nhiều. Khía cạnh định hướng sẽ được chú trọng hơn. Còn ở đội trẻ, nhiệm vụ của HLV thiên về dạy kỹ chiến thuật nhiều hơn, khi phần lớn cầu thủ chưa định hình phong cách rõ ràng. Trên nhiều khía cạnh, đó là những... tờ giấy trắng, để ban huấn luyện có thể tô vẽ những màu sắc ý tưởng về tư duy chơi bóng. Đồng thời, huấn luyện đội trẻ cũng yêu cầu sự sát sao, kiên trì và khả năng khích lệ tinh thần cực tốt từ người "thuyền trưởng". Bởi khác với những cầu thủ trưởng thành nghe ít hiểu nhiều, các cầu thủ trẻ vốn non nớt kinh nghiệm rất cần người thầy đủ lực và tầm dìu dắt cả trong khâu chiến thuật lẫn tâm lý thi đấu. Lâu nay, bóng đá Việt Nam vận hành với triết lý sử dụng chung một HLV ở cấp đội tuyển quốc gia lẫn đội trẻ. Việc cùng một người thầy huấn luyện có thể tạo sợi dây liên kết chặt chẽ về con người và lối chơi cho cả hai cấp độ. Tuy nhiên, không đơn giản để một HLV có thể "vừa xay lúa, vừa bế em", tức là quản lý hiệu quả hai tập thể vốn có rất nhiều khác biệt đặc thù.HLV Park Hang-seo là người hiếm hoi thành công nhờ khả năng quản trị tập thể và truyền lửa bậc thầy. Song, ở sân chơi SEA Games 30 và 31 mà ông từng chinh phục, dấu ấn của các cầu thủ quá tuổi như Hùng Dũng, Hoàng Đức, Trọng Hoàng hay Tiến Linh đều rất đậm nét. Những gương mặt quá tuổi như "cánh tay nối dài" của HLV trưởng, giúp ổn định tinh thần và nhuệ khí chơi bóng của cầu thủ trẻ. Đồng thời, lứa trẻ thời ông Park cũng có nền tảng kỹ chiến thuật và tư duy chơi bóng rất tốt nhờ quá trình tích lũy bài bản trước đó. HLV Kim Sang-sik không có ưu thế này. Ông sẽ dẫn dắt U.22 Việt Nam dự SEA Games với đội hình thuần túy dưới 23 tuổi. Chẳng còn "cánh tay nối dài" nào được đan cài để ông Kim thúc đẩy tập thể. Đồng thời, lứa trẻ trong tay chiến lược gia người Hàn Quốc khó sánh bằng lứa trước về kinh nghiệm tác chiến. Trong những cầu thủ trẻ tiềm năng nhất sinh từ năm 2003 trở đi, chỉ có Trung Kiên, Thái Sơn, Đình Bắc và Vĩ Hào được "lăn lộn" nhiều ở V-League. Con số cầu thủ kinh nghiệm còn chưa đủ để lắp ghép một đội hình.HLV Kim Sang-sik từng thừa nhận với báo chí: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thể hiện". Nhưng, ông không thể thay đổi thực tế này. Khác với đội tuyển quốc gia, HLV Kim Sang-sik sẽ xoay xở với vốn cầu thủ khiêm tốn hơn nhiều và cũng chẳng thể "thúc" các đội cho tài năng trẻ ra sân nhiều hơn. Nhiệm vụ của HLV người Hàn Quốc, là giữa một tập thể non nớt như vậy, cần thúc đẩy tinh thần cầu thủ, tạo động lực và tranh thủ quãng thời gian huấn luyện ít ỏi để xây dựng lối chơi phù hợp với năng lực học trò. Ông Kim không thể làm thay việc của HLV cấp CLB, mà chỉ có thể xây "ngôi nhà" phù hợp nhất với nền móng hiện có. Trong những buổi tập hiếm hoi với U.22 Việt Nam năm ngoái, HLV Kim Sang-sik đã khích lệ cầu thủ "hãy chơi bóng thoải mái vì niềm vui và thể hiện hết những gì mình có". Đó là bước đầu cho thấy cách tiếp cận nhẹ nhàng của thầy Kim: tạo ra bầu không khí dễ chịu và lạc quan, thúc đẩy học trò tự khai phá tiềm năng trong khuôn khổ lối chơi kỷ luật. Chuyện "gõ đầu trẻ" chưa bao giờ là dễ. Tuy nhiên, đây là phép thử thú vị để chính ông Kim cũng khai phá được những nét mới mẻ trong tư duy huấn luyện của mình!
350 ngày công tình nguyện để xóa nhà tạm
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Chiều 31.12, Ban Nội chính T.Ư tổ chức thông báo kết quả phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).Thông tin về kết quả công tác phòng, chống lãng phí, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Đặng Văn Dũng cho biết, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, song phải thừa nhận thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu phải coi công tác phòng, chống lãng phí đúng bản chất là ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực.Ông Dũng thông tin, ngay sau bài viết của Tổng Bí thư, vào cuối tháng 10 vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí. Tới nay, cơ bản các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh cũng đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí theo quy định của Ban Bí thư.Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cũng thông tin, các địa phương đã tiến hành rà soát các dự án, vụ việc có dấu hiệu thất thoát, lãng phí. Trong đó, Hà Nội rà soát hơn 800 dự án và mới tập trung xử lý 3 vụ án đã thu hồi hơn 42.000 tỉ đồng.Theo ông Dũng, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo hồi tháng 11 vừa qua đã đề ra các chủ trương cấp bách để tiến hành công tác chống lãng phí. Trong đó nêu rõ rà soát phát hiện các sai phạm liên quan lãng phí theo tinh thần xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng. Cùng đó, khẩn trương rà soát thể chế liên quan phòng, chống lãng phí, tạo chuyển biến mới trong công tác phòng, chống lãng phí.Ông Dũng thông tin, tại phiên họp 27 sáng 31.12, Tổng Bí thư lưu ý tập trung 3 lĩnh vực chống lãng phí, gồm: lĩnh vực đất đai; môi trường, tài nguyên khoáng sản và tài chính, ngân sách, đầu tư công, đầu tư nước ngoài...Theo ông Dũng, tại phiên họp, Tổng Bí thư cũng yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, kết luận thanh tra trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.Thông tin thêm về vấn đề này, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết năm 2024, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng với nhiều kết quả quan trọng (từ ngày 15.12.2023 - 14.12.2024), cơ quan điều tra công an đã phát hiện gần 5.700 vụ với hơn 10.200 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Riêng với công tác phòng chống lãng phí, lực lượng công an đã chủ động nhận diện, phát hiện các nguy cơ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã khởi tố, điều tra một số vụ án gây thất thoát, lãng phí trong quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng... Ông Tuyên cho biết, tới nay, các cơ quan công an đã khởi tố 2 vụ án điển hình, gây thất thoát, lãng phí gồm: vụ án thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh; vụ án dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An). "Đây là 2 vụ án không lớn lắm nhưng là 2 vụ án đầu tiên trong phòng, chống lãng phí, tiêu cực", tướng Tuyên nêu. Thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí cũng sẽ được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nhận diện các hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản, tài nguyên của Nhà nước, nhân dân. Từ đó, đã tham mưu đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục các sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. "Bộ Công an cũng sẽ tập trung xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều tra làm rõ bản chất, ngăn chặn kịp thời các vụ án, vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước", ông Tuyên nhấn mạnh.
Trở lại Champions League sau 42 năm, Aston Villa nhận tình yêu đặc biệt từ Tom Hanks
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có đột quỵ.