Thủ tục khi chuyển nơi đăng ký thường trú sang nhà mới
Trong cuộc trò chuyện được The Sun đăng tải hôm 13.2, Katie Price chia sẻ rằng kể từ khi chuyển đến ngôi nhà mới ở West Sussex (Anh), cô từ chối đặt bất kỳ chiếc gương nào trong nhà, ngay cả trong phòng vệ sinh. Ngôi sao 46 tuổi giải thích: "Tôi không thích nhìn chính mình. Tôi không nghĩ mình xinh đẹp và chắc chắn không thấy mình đẹp". Cô thừa nhận bản thân có cảm giác khó tả khi nhìn lại những bức ảnh cũ của bản thân."Có lẽ điều đó giải thích lý do tôi thực hiện mọi cuộc phẫu thuật. Trong mọi liệu pháp mà tôi đã trải qua, có một điều tôi không thể lý giải được là: 'Tại sao tôi cảm thấy mình cần phẫu thuật thẩm mỹ?'. Phải có điều gì đó đã xảy ra khiến tôi không thích vẻ ngoài của mình", người mẫu 7X nói thêm. Việc không hài lòng với ngoại hình thôi thúc Katie Price liên tục thực hiện hàng loạt cuộc phẫu thuật thẩm mỹ từ thập niên 1990 đến nay: từ hút mỡ, nâng ngực, độn mông, sửa mũi… Theo Daily Mail, người mẫu 7X đã sửa ngực ít nhất 17 lần. Việc lạm dụng "dao kéo" suốt thời gian dài biến Katie Price từ biểu tượng gợi cảm đình đám nước Anh trở thành "thảm họa thẩm mỹ" với gương mặt biến dạng, đơ cứng, biểu cảm gượng gạo, mất đi sức sống. Những năm qua, bà mẹ 5 con liên tục gây quan ngại khi nhiều lần xuất hiện trong tình trạng mặt sưng húp, chằng chịt vết khâu, băng bó.Bất chấp hậu quả, Katie Price vẫn không ngừng "dao kéo". Chỉ mới tháng trước, ngôi sao My Crazy Life đã sang Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số chỉnh sửa trên cơ thể cho cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mới tiêu tốn khoảng 10.000 bảng Anh. Một nguồn tin thân cận chia sẻ với OK!: "Katie đã trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nên cô ấy có xu hướng xem nhẹ chúng. Nhưng không phải tất cả những ca phẫu thuật ấy đều nhỏ. Cô ấy phải trải qua nhiều loại gây mê khác nhau và đang làm điều đó ở một đất nước xa lạ". Tuy nhiên, người mẫu đình đám một thời không cảm thấy quan ngại trước chứng "cuồng thẩm mỹ" của mình trái lại còn thoải mái cập nhật quá trình "dao kéo" trên trang cá nhân. Katie Price sinh năm 1978, cô là "bom sex" nổi đình đám tại Anh từ cuối thập niên 1990, đầu 2000. Người đẹp từng nhiều lần xuất hiện trên tạp chí Playboy và thường xuyên "phủ sóng" trên Page 3 của The Sun cùng nhiều ấn phẩm nổi tiếng khác. Thời đỉnh cao nhan sắc, cô là niềm khao khát của biết bao đàn ông nhờ nhan sắc cuốn hút cùng thân hình bốc lửa. Tuy nhiên, người mẫu không hài lòng với sắc vóc của bản thân, thực hiện vô số cuộc phẫu thuật thẩm mỹ khiến nhan sắc ngày một "thảm họa". Đời tư của cựu "bom sex" Anh cũng gặp nhiều trắc trở khi trải qua 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều cuộc tình dang dở và có 5 người con. Những năm qua, danh tiếng Katie Price trượt dốc, lâm cảnh nợ nần, phá sản.Từ 1.4, Điện lực TP.HCM ngưng báo tiền điện qua Zalo
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục New Zealand ngay tại Việt Nam
Ngày 10.1, Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư phối hợp với Tỉnh đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025 tại tỉnh Cao Bằng. Tham dự chương trình có ông Trần Thắng, Phó bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, cùng đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.Đoàn công tác đã thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại H.Hà Quảng, trong đó trao tặng 9 Ngôi nhà yêu thương cho đồng bào vùng cao là những hộ đang phải ở trong những ngôi nhà tạm dột nát. Là một trong những hộ được nhận nhà dịp này, anh Lục Văn Hoà (xã Lũng Nặm) cho biết, gia đình anh có 5 người, gồm mẹ già, hai vợ chồng và hai con nhỏ (một bé đang học mầm non và một bé 10 tháng tuổi) nhưng không có thu nhập ổn định, nên đời sống rất khó khăn. Gia đình anh được huyện đưa vào diện xóa nhà tạm dột nát và được Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng.Dịp này, chương trình cũng hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 tuyến đường; hỗ trợ cơ sở vật chất Trường PTDT bán trú THCS Nặm Nhũng (H.Hà Quảng).Các đơn vị thuộc Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư cũng trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 10 suất quà cho người dân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ tại Đồn biên phòng Nặm Nhũng (H.Hà Quảng). Tổng kinh phí các hoạt động an sinh xã hội có trị giá gần 850 triệu đồng. Ban tổ chức cho biết, thông qua chương trình đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần "tương thân, tương ái" của đoàn viên, thanh niên để chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.Chương trình cũng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.
Là một trong những nhóm xe đang rất hút khách, thế nhưng trong tháng đầu năm 2025, phân khúc crossover cỡ trung tại Việt Nam cũng không thể giữ được đà tăng trưởng doanh số như những tháng trước đó, khi hầu hết mẫu mã đều ghi nhận lượng xe bán ra sụt giảm khá mạnh.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), khép lại tháng 1.2025, nhóm xe crossover cỡ trung chỉ bán ra tổng cộng 3.403 xe. Doanh số này giảm hơn 1.600 xe, tương đương khoảng 32% so với tháng liền trước. Đáng chú ý, ngoại trừ Ford Territory, tất cả mẫu mã còn lại (được công bố số liệu bán hàng) đều ghi nhận mức tăng trưởng âm. Ngay cả mẫu xe vốn rất được ưa chuộng và ổn định như Mazda CX-5. Số liệu cho thấy, mẫu xe Nhật khép lại tháng 1.2025 chỉ bán ra 1.000 xe, giảm 125 xe, tương đương khoảng 11% so với tháng cuối năm ngoái. Mặc dù vậy, kết quả này không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của CX-5 trên bảng xếp hạng doanh số tháng ở phân khúc; khi mẫu xe do THACO AUTO phân phối vẫn giữ vị thế đứng đầu, thậm chí tiếp tục bỏ xa đối thủ bám đuổi Ford Territory.Mẫu crossover thương hiệu Mỹ khép lại tháng đầu năm với 700 xe đến tay khách hàng, tăng 11% so với tháng 12.2024 đồng thời là mẫu xe duy nhất phân khúc ghi nhận doanh số tăng trưởng trong tháng. Tuy nhiên, thành tích này vẫn chưa đủ giúp Territory vượt mặt Mazda CX-5 trên bảng xếp hạng, bởi khoảng cách trước đó giữa hai mẫu xe dẫn đầu nhóm SUV/ Crossover cỡ trung vẫn quá xa.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe của Hyundai gây chú ý nhất khi đồng loạt chứng lượng xe bán ra lao dốc. Theo đó, Tucson kết thúc tháng 1 chỉ bán ra 476 xe, giảm đến hơn một nửa so với thời điểm cuối năm 2024. Kết quả này khiến mẫu xe Hàn Quốc bỏ lỡ cơ hội vươn lên dẫn đầu phân khúc, trong bối cảnh đối thủ Mazda CX-5 vừa bất ngờ "xảy chân".Trong khi đó, "đàn anh" Hyundai Santa Fe thậm chí còn "thê thảm" hơn. Trong tháng mở màn năm 2025, mẫu xe này chỉ bán ra 155 xe, giảm đến gần 700 xe, tương đương khoảng 81%. Doanh số này khiến Santa Fe bị đẩy xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng doanh số tháng, xếp dưới cả Mazda CX-8 (bán ra 205 xe).Các mẫu xe khác ở phân khúc crossover cỡ trung gồm Honda CR-V, Kia Sportage, Kia Sorento, Mitsubishi Outlander hay bộ đôi Peugeot 5008/3008 trong tháng 1.2025 cũng ghi nhận doanh số giảm nhẹ từ vài xe đến vài chục xe so với tháng 12.2024. CR-V vẫn xếp thứ 4, sau lần lượt Mazda CX-5, Ford Territory và Hyundai Tucson. Trong khi thứ hạng ở nhóm còn lại không có nhiều xáo trộn.Thực tế, việc hàng loạt mẫu crossover cỡ trung tại Việt Nam ghi nhận doanh số sụt giảm trong tháng mở màn năm 2025 cũng không phải kết quả quá bất ngờ. Bởi tháng 1.2025 là thời điểm cận sát Tết nguyên đán âm lịch, giai đoạn nhiều người Việt đã hoàn tất việc mua sắm cuối năm. Chính vì vậy, nhu cầu sở hữu ô tô thường sụt giảm rất mạnh, qua đó kéo theo lượng xe bán ra của hầu hết mẫu mã, phân khúc.Các chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam dự báo, trong năm nay, crossover cỡ trung vẫn sẽ là một trong những phân khúc xe được người dùng ô tô trong nước ưa chuộng nhất. Bên cạnh tính đa dụng, đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu, giá bán của nhóm xe này cũng khá hợp lý và "vừa túi tiền" với số đông, đặc biệt nhóm khách mua xe phục vụ gia đình.
Sẹo lồi sau nâng mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trong năm 2024, hoạt động tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỉ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, vượt xa mức tăng trưởng trung bình ngành từ năm 2016. ACB duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, đảm bảo chất lượng danh mục cho vay nhờ tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro thấp.Với hơn 90% danh mục cho vay thuộc về khách hàng bán lẻ, ACB thực hiện chiến lược phân tán rủi ro hiệu quả, tạo sự khác biệt so với nhiều ngân hàng khác trong ngành. Tín dụng doanh nghiệp tăng đến 25% trong năm 2024, giúp ACB đảm bảo cân bằng giữa phân khúc cá nhân và doanh nghiệp.Tính đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu (chưa tính CIC) của ACB đạt 1,39%, nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Từ năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn thấp hơn đáng kể so với Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.Nguồn vốn huy động của ACB được quản lý hiệu quả, đảm bảo cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng.Ngân hàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và mở rộng các kênh huy động, qua đó nâng tổng quy mô huy động, bao gồm phát hành giấy tờ có giá ước tính 639 nghìn tỉ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi từ khách hàng ước đạt hơn 537 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 11,3%, với tỷ lệ CASA đạt 23%, cải thiện so với mức 22,2% của quý 3.Sự gia tăng tỷ lệ CASA cho thấy mức độ tin cậy ngày càng cao của khách hàng đối với ACB. Ngân hàng đã triển khai các giải pháp nhằm tăng cường thu hút tiền gửi, bao gồm chiến dịch "Đồng minh thông thái" hỗ trợ các hộ kinh doanh với các tiện ích quản lý cửa hàng; nâng cấp dịch vụ tài chính cao cấp dành cho nhóm khách hàng ưu tiên.Nhờ đó, ACB đã huy động thành công các nguồn vốn ổn định và dài hạn, góp phần cải thiện cơ cấu nguồn vốn và hỗ trợ hoạt động kinh doanh bền vững.ACB được ghi nhận là một trong những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện và tuân thủ các nguyên tắc thận trọng nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống quản trị này không chỉ giúp ACB kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tốc độ tăng trưởng an toàn và ổn định trong nhiều năm qua.Dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ACB tiếp tục duy trì trên 12%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hệ số rủi ro đối với tài sản có được kiểm soát ổn định ở mức khoảng 70%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành.ACB cũng chủ động rà soát và điều chỉnh các chính sách tín dụng, đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường và hạn chế tối đa các rủi ro tiềm ẩn. Các chỉ số thanh khoản luôn được giữ ở mức an toàn với tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động) đạt 78%, trong khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn duy trì khoảng 20%.Hệ thống quản trị rủi ro của ACB liên tục được nâng cấp theo các chuẩn mực quốc tế, bao gồm Basel II và Basel III. Điều này được PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - xác nhận trong giai đoạn 2022 - 2023. ACB đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn quản trị, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Basel, hướng tới việc áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến nhất.Với tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) duy trì trên 20%, ACB không chỉ dẫn đầu trong ngành ngân hàng mà còn cho thấy khả năng sinh lời cao và bền vững. Sự kết hợp giữa tỷ suất sinh lời ấn tượng và tỷ lệ nợ xấu thấp phản ánh chiến lược phát triển dài hạn và nền tảng vững chắc của ngân hàng.Những thành tựu nổi bật trong năm 2024 đã giúp ACB nhận được sự ghi nhận tích cực từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Các đánh giá này phản ánh rõ khả năng sinh lời bền vững, hiệu quả quản trị rủi ro và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngân hàng.Fitch Ratings, một trong những tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới, đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Điều này thể hiện niềm tin vào sự cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng trong 12 - 18 tháng tới, nhờ vào môi trường kinh tế thuận lợi, quy trình thẩm định chặt chẽ và các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB.Không chỉ dừng lại ở đó, ACB còn được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá. Nổi bật là "Ngân hàng có Quản trị công ty tốt nhất Việt Nam 2024" và "Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2024" do Global Banking and Finance Review trao tặng. Ngoài ra, ACB cũng vào "TOP 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất" do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi tổ chức; "TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024" của Forbes; và "TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" của Nhịp Cầu Đầu Tư.Vào tháng 12, ACB tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao tặng danh hiệu "Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ 2024". Giải thưởng này phản ánh rõ nét sự bứt phá trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng suốt năm qua.