Mặc đồ tu sĩ nhảy hip hop trên đường phố
Theo BGR, trong khi cả thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào sự kiện CES 2025 đang diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), thì Samsung âm thầm chuẩn bị cho một công bố lớn với sự kiện Galaxy S25 Unpacked sắp tới.Theo đó, bên cạnh bộ ba điện thoại cao cấp Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra, 'gã khổng lồ' công nghệ Hàn Quốc còn dự kiến tung ra một vũ khí bí mật khác, đó là dịch vụ thuê thiết bị phần cứng mang tên 'AI Subscription Club' cho phép người dùng sở hữu điện thoại Galaxy và các thiết bị khác như robot AI Ballie với một mức phí trả theo tháng.AI Subscription Club ra mắt lần đầu tại Hàn Quốc vào tháng trước, ban đầu chỉ dành cho các thiết bị gia dụng. Với việc mở rộng sang smartphone và tablet, Samsung mong muốn mang đến cho người dùng cơ hội trải nghiệm các sản phẩm công nghệ mới nhất mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua.Ý tưởng này không mới, trước đây Apple từng ấp ủ kế hoạch tương tự cho iPhone nhưng sau đó đã hủy bỏ. Mô hình cho thuê này được cho là sẽ kết hợp dịch vụ bảo trì với trả góp. Đặc biệt, việc nâng cấp lên các mẫu điện thoại mới nhất cũng sẽ trở nên đơn giản hơn.Dự kiến ra mắt cùng gói thuê thiết bị, dòng Galaxy S25 hứa hẹn sẽ là tâm điểm của sự kiện Unpacked. Tuy nhiên, người dùng cũng lo ngại về việc giá bán của Galaxy S25 Ultra có thể sẽ tăng. Liệu gói dịch vụ này có phải là 'chiêu bài' của Samsung để xoa dịu người dùng?Mặc dù Apple đã từ bỏ ý tưởng này, nhưng với tiềm lực và sự quyết tâm của mình, Samsung hoàn toàn có thể 'lội ngược dòng' và tạo ra một xu hướng mới trên thị trường công nghệ. Gói đăng ký phần cứng được kỳ vọng sẽ là bước tiến chiến lược, giúp Samsung củng cố vị thế dẫn đầu và thu hút thêm người dùng.Xe MPV dưới 700 triệu: Chọn Hyundai Stargazer hay Mitsubishi Xpander?
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Phía bà Hồng Nhung trình bày yêu cầu khởi kiện, gồm: yêu cầu tòa tuyên hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi giữa ông Võ Văn Ngoan và bà Hồng Loan; xác định ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất; yêu cầu bị đơn ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm (quận Phú Nhuận, TP.HCM), bàn giao giấy tờ nhà, ô tô cho nguyên đơn.Phía Hồng Loan trình bày yêu cầu phản tố, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn là hàng thừa kế thứ nhất và đã giao nộp đầy đủ cho tòa án các tài liệu xác thực mình là con hợp pháp của NSƯT Vũ Linh. Bà Loan có đơn phản tố, yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Tại phần xét hỏi, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hồng Nhung hỏi bà Hồng Loan về quá trình chung sống giữa bà Loan và NSƯT Vũ Linh, cũng như việc bà Loan là con ruột hay con nuôi của NSƯT Vũ Linh. Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa bao giờ nói tôi là con nuôi".Bà Hồng Loan cho biết thêm, khi bà được 3 tháng tuổi thì đã được ông Trần Quốc Thanh mang về nhà bà nội (mẹ của NSƯT Vũ Linh) để nuôi dưỡng. Vì NSƯT Vũ Linh thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà Loan được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc. Trong suốt quá trình chung sống, giữa bà và NSƯT Vũ Linh không xảy ra mâu thuẫn. Đến năm 17 tuổi, bà Loan lấy chồng và về sống tại nhà chồng, thỉnh thoảng ghé lại thăm NSƯT Vũ Linh.Về vấn đề tang lễ của NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết khi NSƯT Vũ Linh mắc bệnh và sau đó qua đời vào tháng 3.2023, bà cùng gia đình đã tổ chức, lo liệu tang lễ chu đáo. Tuy nhiên, do lúc đó quá đau buồn, bà không nhớ chính xác số tiền mình đã đóng góp cho tang lễ. Riêng về việc xây mộ, bà Loan không biết vì không có quyền tham gia. Khi được hỏi lý do phải kê khai di sản thừa kế, bà Loan cho biết việc này phát sinh từ việc sau khi NSƯT Vũ Linh mất, Hồng Phượng đã lên truyền thông và khẳng định bà Loan là con nuôi. Đồng thời, trong một cuộc họp gia đình, bà Nhung và bà Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà của NSƯT Vũ Linh.Tiếp đó, luật sư hỏi bà Hồng Nhung về quá trình nhận nuôi bà Hồng Loan. Bà Nhung trình bày, năm 1987 ông Thanh mang bà Loan về nhà nuôi. Sau khi mẹ bà Nhung mất, bà cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Hồng Loan.Về việc giấy giao nhận con nuôi, giấy khai sinh thể hiện NSƯT Vũ Linh nhận Hồng Loan là con, bà Nhung khẳng định: "Anh tôi không bao giờ đi làm giấy tờ gì cho cô Hồng Loan. Thời điểm làm giấy tờ ngày thứ bảy, chủ nhật… anh tôi là nghệ sĩ, những ngày cuối tuần đi hát tận hai ca, rất bận nên không thể đi làm giấy tờ. Các giấy khai sinh, giao nhận con nuôi của bà Loan là không hợp pháp nên không có hàng thừa kế thứ nhất".Đồng thời, bà Nhung cho biết thêm, NSƯT Vũ Linh đã từng nói với bà về việc bà Loan làm cho ông đau buồn. Bà Nhung rất thương nên nhiều lần đứng ra hàn gắn tình cảm giữa NSƯT Vũ Linh và bà Loan.Về lý do bà có đơn khởi kiện, yêu cầu chia thừa kế ngay sau khi NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung cho biết gia đình đã cưu mang bà Loan bao nhiêu năm nhưng cách cư xử của bà Loan rất tàn nhẫn, đã đuổi gia đình bà ra khỏi nhà nên bà phải nhờ pháp luật bảo vệ. Tại phiên tòa, bà Lê Thị Hồng Phượng trình bày, không yêu cầu chia thừa kế căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm vì khi còn sinh thời NSƯT Vũ Linh đã nói cho bà căn nhà này và đã kêu bà về ở."Năm 2017, cậu tôi bị bệnh và nhiều lần nói với nhiều người nói cho tôi căn nhà này. Đến năm 2021, cậu tôi kêu tôi quay lại đoạn clip cho tôi căn nhà và tôi đã lập vi bằng. Sau khi cậu mất, gia đình tôi đã họp bàn để mọi người cùng sống chung với nhau trong căn nhà, nhưng đến ngày 27.4.2024, bà Loan đưa giấy đã chuyển nhượng căn nhà và yêu cầu tôi và mẹ ra khỏi nhà", Hồng Phượng trình bày.Bà Phượng cũng cho rằng, các giấy khai khai sinh, giao nhận con nuôi là không hợp pháp. Về việc trả lời với truyền thông NSƯT Vũ Linh không có con ruột, bà Phượng cho rằng do bà Loan đứng trước báo chí nói mình là con ruột nên bà phải lên đính chính để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của NSƯT Vũ Linh.Tòa đang tiếp tục phần tranh luận.
Bác sĩ: 5 dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tiền liệt, chớ bỏ qua!
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Trong đó tại TP.HCM, Nghị quyết cho phép xử lý về tiếp tục sử dụng đất, xác định giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án tại số 39 - 39B Bến Vân Đồn (quận 4) trong kết luận thanh tra số 757/2021 của Thanh tra Chính phủ. Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án sau khi đã xử lý về hành chính, hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, sai phạm, khắc phục hậu quả các vi phạm về kinh tế, thu hồi lợi ích vật chất do hành vi vi phạm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.Xử lý về giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án tại TP.HCM trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 của Thanh tra Chính phủ. Thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với dự án 1.330 căn hộ trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất tương đương với tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư đã tạm nộp cho cơ quan nhà nước thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư (ngày 30.3.2018). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất (ngày 11.12.2020).Liên quan đến dự án 30,2 ha phường Bình Khánh và khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (hai dự án của Tập đoàn Novaland ở TP.Thủ Đức), thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với khu đất trong báo cáo kết quả kiểm tra số 33/2020 của Thanh tra Chính phủ được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất hoán đổi tương ứng với số tiền nhà đầu tư đã đầu tư tại khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh đến thời điểm năm 2008 (chi phí bồi thường, hỗ trợ, đầu tư xây dựng đã được kiểm toán, thẩm định) thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm hoàn thành việc thu hồi đất, bồi thường khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh (ngày 20.11.2008). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (ngày 18.4.2017).Chính phủ quy định chi tiết và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, đầy đủ, trung thực của hồ sơ, tài liệu, số liệu, thông tin trình Quốc hội và danh mục dự án tại Nghị quyết này so với những nội dung được cấp có thẩm quyền kết luận. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, không để phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, không hợp thức hóa các vi phạm, không để phát sinh sai phạm mới, không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm toán việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án quy định tại các điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Nghị quyết này theo quy định của pháp luật và Nghị quyết này.UBND TP.HCM có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương. Trong quá trình áp dụng quy định tại Nghị quyết này mà các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định thuận lợi hơn thì được lựa chọn áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Lì xì sách ngày đầu năm mới
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025 vừa được cơ quan này ban hành.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy, mục tiêu của Chương trình nhằm thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nguồn nhân lực; tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.Chương trình đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2025, như siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính, ngân sách; thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Cạnh đó, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bộ Nội vụ cũng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tập trung vào sắp xếp, xử lý tài sản, đặc biệt là nhà, đất gắn với việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy. Hoàn thành sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy theo đúng mục tiêu, yêu cầu gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH với Bộ Nội vụ.Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương để không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc; thực hiện tinh giản biên chế gắn với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; tiếp tục sắp xếp, đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.Về thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ tập trung sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo đảm thực hiện mục tiêu hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, tổ chức bộ máy. Tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.Đồng thời, Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; khẩn trương sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp, bảo đảm sớm ổn định để tổ chức đại hội đảng các cấp năm 2025.Tiếp tục rà soát, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đối với những đơn vị hành chính chưa đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chủ động phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030...