Xe bán tải tại Việt Nam: Ford Ranger vẫn là 'chân ái'
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.Chuyển nhượng Ngoại hạng Anh: Arsenal tiếp tục củng cố đội hình bằng các tài năng trẻ
Ngày 7.2, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết vừa phối hợp Công an tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 177 người Việt Nam do Campuchia trao trả, liên quan đến lao động và cư trú bất hợp pháp tại nước này.Cụ thể, ngày 6.2, tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh) phối hợp Công an tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 177 công dân (19 nữ và 158 nam) do Campuchia trao trả. Trong đó, có 2 trường hợp đang bị công an phát lệnh truy tìm. Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, trong 177 người Việt Nam do Campuchia trao trả lần này có 48 trường hợp xuất cảnh hợp pháp và 129 trường hợp xuất cảnh trái phép. Trong đó, 176 trường làm việc trong công ty lừa đảo tại tòa 11, khu kim sa 4, cửa khẩu Bavet, tỉnh Svay Riêng (Campuchia) dưới hình thức lừa đảo trực tuyến và một trường hợp làm shipper.Hiện Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp lực lượng biên phòng và lực lượng công an cấp huyện mời 30 trường hợp nghi vấn, có liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán người để tiếp tục điều tra, làm rõ. Trước đó, ngày 11, 12.12.2024, tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp các lực lượng chức năng tiếp nhận 410 người Việt Nam được lực lượng chức năng Campuchia trao trả vì lao động và cư trú bất hợp pháp tại nước bạn. Cụ thể, ngày 4.12, cơ quan chức năng Campuchia tiến hành kiểm tra hành chính khu vực Venus Casino - Resort thuộc TP.Bavet, tỉnh Svay Riêng (Campuchia), qua đó đã tạm giữ 410 công dân Việt Nam do vi phạm về xuất cảnh trái phép và lao động trái phép, nghi vấn lừa đảo trên không gian mạng. Theo cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh, trong số 410 người nói trên có 5 trường hợp có quyết định truy tìm, 1 lệnh bắt tạm giam và 4 quyết định truy nã.
Xe tay ga 125 phân khối: Chọn Honda Vario 125 mới hay Honda Air Blade 125?
Hơn 11 năm theo học tại Trường quốc tế Á Châu (Asian School), Trần Hoàng Duy Bảo, học sinh lớp 12/3 tại Asian School cơ sở Văn Thánh, luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi, đạt "Excellent" ở chương trình quốc tế. Bên cạnh đó, Duy Bảo luôn được ghi nhận năng lực ngoại ngữ qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Đó là giải nhì môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố năm học 2021-2022, giải ba môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố năm học 2024-2025. Ngoài ra Bảo còn tham gia bài thi TOEFL ITP đạt 643/677 điểm và IELTS đạt 8.0.Đặc biệt, vào năm học 2023-2024, trong cuộc thi về học thuật bằng tiếng Anh-The World Scholar's Cup (WSC), nam sinh Trường quốc tế Á Châu đã sở hữu tổng cộng 17 huy chương.Theo bà Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), WSC được xem là kỳ thi học thuật bằng tiếng Anh lớn nhất thế giới, mỗi năm thu hút sự tham gia của trên 50.000 học sinh phổ thông từ 8 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các thí sinh thể hiện năng lực ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa học, lịch sử, văn học, nghệ thuật thông qua các bài thi tranh biện, viết luận, thi trắc nghiệm cá nhân và đồng đội.Theo đó, Duy Bảo đã vượt qua vòng thi quốc gia với kết quả 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và vòng toàn cầu ở Bangkok (Thái Lan) với 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. Đến vòng chung kết diễn ra tại Đại học Yale (Mỹ), Duy Bảo mang về 1 huy chương vàng cá nhân phần Writing, 2 huy chương bạc cá nhân phần Challenge, 1 huy chương bạc cá nhân phần Debate, 1 huy chương bạc cá nhân phần Bowl và 1 huy chương bạc nhóm phần Writing. Với chủ đề chính "Reconstructing the Past - Tái hiện quá khứ", tại vòng chung kết, Duy Bảo đã thể hiện ấn tượng với phần thi viết luận khi được yêu cầu gửi thư cho một nhân vật ở quá khứ nói về thiên tai, thảm họa bất kỳ. Duy Bảo cho biết, cuộc thi yêu cầu thí sinh không chỉ có vốn kiến thức đa dạng ở nhiều lĩnh vực mà còn có phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, tóm tắt thông tin, tư duy suy luận, chiến lược tranh biện, viết luận. Trước đó, tranh biện vẫn là một mảng khá mới mẻ, "nhưng với nền tảng tiếng Anh tốt, đặc biệt ở kỹ năng nói nhờ theo học tại môi trường quốc tế từ nhỏ, em nhanh chóng tiến bộ qua từng vòng thi đấu", Bảo nói. Bên cạnh việc học, Duy Bảo còn là gương mặt quen thuộc trong các cuộc thi học thuật, hoạt động ngoại khóa của trường như Tìm kiếm tài năng (Talent Seeking Contest), Hùng biện tiếng Anh (English Speaking Contest), lễ hội, hội thao... Ngoài ra, Bảo còn tích cực tham gia các dự án cộng đồng Design For Change Vietnam - phong trào trẻ em lớn nhất thế giới, đóng góp sáng kiến và thực hiện các dự án có ích cho cộng đồng. Trong đó, nổi bật là dự án bảo vệ môi trường "Save The Buddy Nature" của Duy Bảo và đồng đội nhằm kêu gọi các đơn vị sản xuất cắt giảm, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường… Bảo đã xuất sắc được chọn tham dự hội nghị trẻ em thế giới Be The Change năm 2018 tại Đài Loan và ở Rome (Ý) năm 2018.Bảo cho biết khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngoài trình độ tiếng Anh và kiến thức khoa học vững chắc, em có nhiều cơ hội trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết. Đặc biệt, kỹ năng thiết kế slides- trình chiếu cũng được cải thiện rõ rệt, giúp em tự tin hơn khi thực hiện các dự án và bài tập lớn.Ở năm học cuối cấp, Duy Bảo cho hay sẽ tiếp tục chinh phục các cuộc thi học thuật và kỳ thi học sinh giỏi, nâng hạng kết quả ở các bài thi IELTS, SAT. Đồng thời tìm hiểu học bổng các chương trình ĐH trong và ngoài nước với dự định sẽ theo học ngành marketing.
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.
Thể thao điện tử ASIAD 19: Tuyển Việt Nam tranh HCĐ với Thái Lan
một cái cây xanh đến từng chiếc lá