Vì sao mùa mưa TP.HCM, miền Tây bắt đầu không đồng đều?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Lenovo ra mắt giải pháp kiến tạo môi trường làm việc số
Trận đấu với Campuchia là trận giao hữu. Ở các trận giao hữu, việc những nhà chuyên môn trên khắp thế giới thử nghiệm đội hình là việc hết sức quen thuộc. HLV Kim Sang-sik cũng thực hiện điều đó trong trận đấu với đội bóng đến từ xứ sở chùa tháp.Ngay đầu trận, ông Kim Sang-sik sắp xếp tiền vệ trung tâm Triệu Việt Hưng chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái. Thử nghiệm này nhanh chóng… thất bại, và vị HLV người Hàn Quốc phải sớm rút Triệu Việt Hưng ra khỏi sân khi hiệp 1 mới chỉ trôi đi hơn một nửa thời gian. Phải cho đến khi hậu vệ cánh trái thực thụ là Nguyễn Văn Vĩ vào sân thay Triệu Việt Hưng, các pha lên bóng bên cánh trái của đội tuyển Việt Nam mới được thực hiện tốt hơn.Điều này đặt ra bài toán cho HLV Kim Sang-sik ở các đợt tập trung sắp tới của đội tuyển Việt Nam, đó là ông cần thêm những hậu vệ cánh trái thực thụ. Vì cho đến lúc này, trong danh sách đội tuyển chuẩn bị thi đấu với Lào tại vòng loại Asian Cup 2027 vào ngày 25.3 tới đây, vẫn chỉ có mình Nguyễn Văn Vĩ sở trường đá hậu vệ trái.Thử nghiệm tiếp theo của HLV Kim Sang-sik đó là đẩy tiền vệ Nguyễn Hai Long lên thật cao, chơi như một tiền đạo lùi. Thử nghiệm này thành công vì bản thân Hai Long là cầu thủ có kỹ thuật tốt, kỹ năng dứt điểm tốt. Vả lại, Hai Long là mẫu cầu thủ có khả năng thích cao với các vị trí khác nhau trên hàng tấn công. Chính Hai Long là tác giả của bàn thắng mở tỷ số ở phút 26 cho đội tuyển Việt Nam vào lưới Campuchia.Điều này mở ra triển vọng xây dựng hàng tấn công mới cho đội bóng trong tay vị HLV người Hàn Quốc ở những ngày về sau. Đó là việc Hai Long có thể kết hợp với bất kỳ tiền đạo thực thụ nào. Đồng thời, ông Kim Sang-sik có thể đẩy Hai Long lên hẳn tuyến đầu, tạo nên hàng tiền đạo thật đông người cho đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp chúng ta cần tăng sức ép thật mạnh và cần ghi nhiều bàn thắng.Dù vậy, chỉ tiếc là ông Kim Sang-sik trong trận đấu với Campuchia tối qua, không có quá nhiều những sự hoán đổi vị trí sở trường của các cầu thủ mang lại thành công lớn, giống như trường hợp của Hai Long.Châu Ngọc Quang trong hiệp 2 vào sân thế chỗ cho Hoàng Đức, đóng vai trò người giữ nhịp cho lối chơi của đội tuyển Việt Nam, nhưng thất bại. Lối chơi của Châu Ngọc Quang không có sự điềm tĩnh và lạnh lùng giống Hoàng Đức. Kỹ năng che chắn bóng, kiểm soát bóng, khả năng thực hiện các đường chuyền cho những đồng đội xung quanh từ phía Châu Ngọc Quang, cũng không tốt bằng Hoàng Đức. Thành ra, sau khi Hoàng Đức rời sân ở đầu hiệp 2, lối chơi tấn công của đội tuyển Việt Nam yếu hẳn đi. Khả năng giữ nhịp ở tuyến giữa của chúng ta cũng không còn liền mạch, dễ bị đối thủ phản công và gây sức ép.Một người nữa cũng được thử nghiệm ở vị trí mới, đó là hậu vệ phải Trương Tiến Anh có lúc được đẩy cao đá như 1 tiền đạo cánh phải ở giữa hiệp 2. Tuy nhiên, khi chơi quá cao, Tiến Anh lại không quen với cảm giác phải nhận bóng trong tư thế quay lưng về khung thành đối phương, dẫn đến việc anh dễ xử lý hỏng khi bóng đến chân mình.Sau khi phát hiện ra điểm này, HLV Kim Sang-sik nhanh chóng điều chỉnh lại một lần nữa, đưa tiền đạo Đinh Thanh Bình vào sân đá tiền đạo phải, kéo Trương Tiến Anh về chơi ở vị trí hậu vệ phải quen thuộc.Như đã nói, bất kỳ sự thử nghiệm thành công hay thất bại nào cũng cho HLV Kim Sang-sik thêm trải nghiệm, có thêm những đánh giá toàn diện và chính xác hơn về những gương mặt mà ông đang có trong tay. Ông Kim Sang-sik thử nghiệm ở trận giao hữu với Campuchia là để hướng đến kết quả tốt ở trận đấu chính thức gặp đội tuyển Lào trong vòng ít ngày tới.
Rối ren thị trường vàng
Thật vậy, điều này có thể gây sốc cho một số người, đặc biệt là khi nhiều người đã làm bố muộn. Nhưng Giáo sư Minhas khẳng định: Việc làm cha ở độ tuổi 50 trở lên là điều hoàn toàn có khả thi đối với đàn ông.
Cảm biến lùi
Du học sinh Việt ‘dạy’ bạn bè quốc tế... chơi tết
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.