Sở hữu đôi chân thon gọn và cơ mông săn chắc nhờ 5 bài tập Glute Bridge
Đến thời điểm này, 35 địa phương đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, chủ yếu là tiếng Anh, duy nhất Hà Giang chọn môn tích hợp là lịch sử và địa lý.Hà Nội trước đó dự kiến công bố môn thi thứ ba vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay sẽ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có môn thi thứ ba, vào khoảng cuối tháng 2.Phần lớn các địa phương đều tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp thi và xét để tuyển sinh vào lớp 10. Riêng Gia Lai và Vĩnh Long tổ chức xét tuyển lớp 10 THPT công lập không chuyên.Các địa phương chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ nói chung là môn thi thứ ba vào lớp 10, đều lý giải nhằm thúc đẩy học sinh học ngoại ngữ và đưa thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang lý giải tiếng Anh chưa phải thế mạnh của học sinh Hà Giang, do học sinh trên địa bàn tỉnh tiếp cận muộn hơn nhiều địa phương khác, thiếu giáo viên tiếng Anh, chất lượng dạy và học chưa đồng đều giữa các vùng... Trong khi đó, lịch sử và địa lý là các môn tỉnh có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học...2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THCS, THPT. Theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, các địa phương có thể chọn thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp để tuyển sinh lớp 10. Với phương án thi tuyển, kỳ thi gồm toán, văn và môn thứ ba (hoặc bài thi tổ hợp) thì môn thứ ba do sở GD-ĐT chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.Công trình kéo dài, đi lại khó khăn
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Trao huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' cho 2 học sinh cứu người đuối nước
Phân phối lực phanh EBD
Trận đấu giữa CLB Bà Rịa-Vũng Tàu và CLB Ninh Bình diễn ra tối 12.1 thu hút nhiều sự quan tâm bởi đây là cặp đấu “derby hạng nhất” duy nhất của vòng 16 đội Cúp quốc gia. Trước khi màn so tài này diễn ra, CLB Ninh Bình đang là đội được đánh giá cao hơn. Ngoài việc sở hữu dàn sao chất lượng, thầy trò HLV Nguyễn Việt Thắng đang trình diễn sức mạnh vượt trội ở giải hạng nhất. Sau 5 vòng đấu, CLB Ninh Bình toàn thắng cả 5 trận, dẫn đầu giải. Ở vòng 3 diễn ra vào ngày 10.11.2024, CLB Ninh Bình cũng vượt qua chính CLB Bà Rịa-Vũng Tàu 2-0.Đáng chú ý, Hoàng Đức, cầu thủ đã góp dấu giày ở trận đấu trên, không có mặt trong danh sách thi đấu của CLB Ninh Bình. Ở AFF Cup 2024 vừa kết thúc, tiền vệ sinh năm 1997 đóng vai trò quan trọng ở tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam và cùng “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi vô địch. Dù vậy, việc Hoàng Đức ra sân đến 8 trận tại giải có thể ảnh hưởng nhiều đến thể lực của anh. Chính vì thế, HLV Nguyễn Việt Thắng đã cất ngôi sao của mình, chuẩn bị cho những trận đấu quan trọng hơn ở phía trước.Dù vắng Hoàng Đức nhưng với việc tung ra sân những ngôi sao như Văn Lâm, Thanh Thịnh hay Đinh Thanh Bình giúp CLB Ninh Bình dễ dàng kiểm soát thế trận. Trong hiệp 1, đội khách cầm bóng gần 60% và liên tục tạo ra những tình huống tấn công nguy hiểm. Đặc biệt, hai cánh CLB Ninh Bình với sự xuất hiện của Minh Bình và Văn Tùng chơi đầy tốc độ, khiến các hậu vệ của CLB Bà Rịa - Vũng Tàu vất vả theo kèm.Sau rất nhiều sức ép, CLB Ninh Bình cũng có bàn mở tỷ số ở phút 30. Xuất phát từ tình huống tấn công ở cánh trái, bóng bất ngờ đến vị trí của Văn Thành trong tư thế trống trải. Sau một nhịp giữ bóng, tiền vệ của CLB Ninh Bình tung cú cứa lòng chính xác, hạ gục thủ thành Nguyễn Tân của CLB Bà Rịa-Vũng Tàu.Sau bàn thắng của Văn Thành, thế trận diễn ra cởi mở hơn. CLB Ninh Bình có thêm 3 cú sút nguy hiểm nhưng không thể ghi thêm bàn thắng trong hiệp 1.Phía đối diện, đội chủ nhà Bà Rịa-Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Đội bóng của HLV Nguyễn Minh Phương không thể kiểm soát khu vực trung tuyến, chỉ có 3 cú sút trong hiệp 1 và bóng đều đi không trúng đích. Cơ hội nguy hiểm nhất là CLB Bà Rịa-Vũng Tàu tạo ra là cú sút đi vọt xà ở cự ly khoảng 6 m của Vi Văn Dung ở phút 43.Sang hiệp 2, CLB Ninh Bình chủ động chơi chậm, nhường thế trận cho CLB Bà Rịa-Vũng Tàu. HLV Nguyễn Minh Phương cũng bắt đầu thực hiện nhiều sự thay đổi trên hàng công nhằm tìm bàn gỡ hòa. Dù vậy, đội chủ nhà vẫn gặp nhiều khó khăn ở trận tấn công và gần như không thể tiếp cận vòng cấm của CLB Ninh Bình.Tuy nhiên, giữa thế trận bế tắc, CLB Bà Rịa-Vũng Tàu bất ngờ có bàn san bằng tỷ số 1-1 ở phút 72. Sau pha phối hợp nhóm nhỏ ở trung lộ, đội chủ nhà có liên tiếp 3 cú dứt điểm về phía khung thành của CLB Ninh Bình. Dù Văn Lâm đã rất xuất sắc, cản phá 2 cú sút đầu tiên nhưng ở pha dứt điểm cuối cùng của Minh Chiến, bóng đã đập chân một cầu thủ CLB Ninh Bình và đi thẳng vào lưới. Khoảng 10 phút cuối, CLB Ninh Bình đẩy cao nhịp độ trận đấu, nỗ lực tấn công tìm bàn thắng định đoạt trận đấu. Đội bóng của HLV Nguyễn Việt Thắng sử dụng nhiều quả tạt từ hai biên để tận dụng khả năng không chiến của các tiền đạo. Dù vậy, CLB Ninh Bình không thể tận dụng cơ hội, chấp nhận kết thúc trận đấu với tỷ số hòa 1-1.Không thể phân định thắng thua trong thời gian thi đấu chính thức, màn so tài giữa CLB Bà Rịa-Vũng Tàu và Ninh Bình phải bước vào loạt sút luân lưu. Tại đây, sự xuất sắc của Văn Lâm (cản phá thành công lượt sút thứ 3) đã góp phần giúp CLB Ninh Bình đánh bại Bà Rịa-Vũng Tàu 4-2, qua đó góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia."Xem Cúp Quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn"
'Thế hệ XO'
Vào mỗi dịp Tết, những chuyến xe nghĩa tình lại lăn bánh, đưa sinh viên, người lao động khó khăn hồi hương sum vầy cùng với gia đình. Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” do Báo Thanh Niên phối hợp Thành Đoàn, Hội Sinh viên Thành phố, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức cùng sự đồng hành của Công ty Acecook Việt Nam và các đơn vị, cá nhân khác đã đưa 2000 sinh viên, người lao động về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đón Tết.Những chiếc vé xe cùng những phần quà Tết được trao tận tay cho sinh viên, người lao động. Các bạn trẻ không giấu được niềm vui sướng khi sắp được gặp lại bố mẹ, người thân sau một thời gian dài xa cách.Chuyến xe “Tết sum vầy” không chỉ là tấm vé thông hành để về nhà mà còn là tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dành tặng những người xa quê có cơ hội được hồi hương đón Tết.Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” là chương trình được Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM khởi xướng phối hợp cùng Báo Thanh Niên thực hiện thường niên từ năm 2002, đến nay đã có 63.125 sinh viên khó khăn được hỗ trợ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính của chương trình. Việc hỗ trợ người dân về quê đón Tết cũng là một trong những nỗ lực của tổ chức trong việc thúc đẩy xã hội phát triển ngày một giàu đẹp, văn minh.