TP.HCM điều chỉnh thông tin cư trú hơn 11 triệu người dân
Trong 2 ngày 8 và 9.3, tại khu phố du lịch An Thượng – còn gọi là phố Tây (đường Hoàng Kế Viêm - Trần Bạch Đằng, P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội Carnaval năm 2025 với chủ đề "Vũ hội và ẩm thực".Đây là lễ hội thường niên ở phố Tây, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch tại biển Đà Nẵng, phục vụ đông đảo du khách sinh sống, lưu trú.Năm nay, lễ hội kết hợp chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025), với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, làm sôi động các tuyến phố đi bộ.Carnaval Festival 2025 kết hợp phong phú những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, với những phần trình diễn âm nhạc và nghệ thuật sôi động, giao lưu dân vũ giữa các câu lạc bộ, hóa trang, biểu diễn áo dài.Người dân, du khách còn tham gia các hoạt động như trải nghiệm khu vực thực tế ảo về lịch sử, làm khăn lụa. Đặc biệt là phần biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên thế giới do cộng đồng người nước ngoài tại khu phố Tây thực hiện đã mang lại sự đa dạng trong giao lưu văn hóa.Lễ hội tạo không khí vui nhộn khi kết nối giữa người dân và du khách, cộng đồng người Việt và du khách nước ngoài giao lưu, tìm hiểu hơn về truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.Khu vực phố du lịch An Thượng và bãi biển Mỹ An được UBND TP.Đà Nẵng, Q.Ngũ Hành Sơn và Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đầu tư thành sản phẩm du lịch đặc biệt, xuất phát từ thực tế tại đây tập trung nhiều du khách, người nước ngoài sinh sống, hình thành cộng đồng khu phố Tây.Thời gian qua, khu phố du lịch An Thượng được nâng cấp hạ tầng, lát đá toàn bộ tuyến phố đi bộ, hệ thống chiếu sáng, wifi miễn phí; tổ chức các lễ hội, sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách vào ban đêm.Lễ hội Carẩnval 2025 góp thêm sản phẩm du lịch, cụ thể hóa định hướng đề án phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng.Theo ông Huỳnh Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ An, lễ hội Carnaval lấy cảm hứng từ di sản các lễ hội có nguồn gốc thời La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, phù hợp tổ chức tại khu phố Tây An Thượng, nơi đã có sẵn tiền đề để phát triển giao thoa văn hóa, đa dạng toàn cầu.Quyền Linh tiếc nuối khi người phụ nữ 50 tuổi còn độc thân từ chối hẹn hò
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.
Trao giải thi sáng tác ca khúc chủ đề 'Hành trình mùa xuân lên rừng xuống biển'
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.
Dương Quốc Hưng chia sẻ Tết Nguyên đán với anh là dịp đặc biệt, giúp mỗi người cảm nhận rõ tình yêu thương, sự kết nối với gia đình. Nam ca sĩ tâm tình: “Tết là khi ta được trở về nhà, về nguồn cội. Ở đó, tôi có thể tạm gác tất cả bộn bề, tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn bên những người mình nhớ thương”.Dù mang niềm hạnh phúc đoàn viên, Dương Quốc Hưng bày tỏ sự ngại ngần khi phải nghe không ít lời hỏi thăm, mai mối. Anh kể sau những câu hỏi "có người yêu chưa", "bao giờ lấy vợ", bản thân thường được gợi ý giới thiệu cho người này, người khác. “Đôi khi họ chỉ nói vui để đưa đẩy câu chuyện, tuy vậy điều này cũng đủ khiến Hưng bối rối một lúc mới có thể trả lời”, nam ca sĩ trải lòng.Chủ nhân ca khúc Tết về tâm sự anh thấy không mấy thoải mái khi chủ đề mang tính riêng tư được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong dịp tết. “Có những lúc ai cũng tập trung vào câu chuyện này, khiến đôi khi tôi muốn “bỏ trốn”. Tôi vẫn mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ, tuy nhiên chữ “tình” phải có chữ “duyên” thì mới thành. Tại thời điểm này, tôi muốn tập trung vào việc phát triển sự nghiệp”. Theo Dương Quốc Hưng, sự phát triển của xã hội đã khiến quan niệm về gia đình cũng có sự thay đổi. Trước nhận định đích đến của cuộc sống không phải ở việc kết hôn, sinh con, nam ca sĩ chia sẻ: “Hạnh phúc của người này không có nghĩa là hạnh phúc của người khác. Tôi cho rằng đích đến chúng ta cần đạt được là sống một cuộc đời có ích, có ý nghĩa. Nơi đâu có yêu thương, ở đó chính là gia đình”.Dịp tết Ất Tỵ, Dương Quốc Hưng dành thời gian ở nhà nấu ăn, chúc tết họ hàng để tạo nên sự gắn kết. Năm nay, cơ ngơi của nam ca sĩ được trang trí theo phong cách hoài niệm nên cả nhà tranh thủ cùng mặc áo dài chụp ảnh. “Bố tôi chưa bao giờ chịu mặc áo dài nhưng năm nay Hưng đã thuyết phục được ông làm điều này”, anh trải lòng. Nhân dịp Tết Nguyên đán, Dương Quốc Hưng vừa cho ra mắt single album mang tên Tết về. Bên cạnh những ca khúc quen thuộc như Nước ngoài, Đi để trở về, Điều quý giá nhất… nam ca sĩ còn lồng ghép những bài hát do mình sáng tác. Trong tương lai, anh ấp ủ thực hiện nhiều sản phẩm mới dành tặng khán giả.
Đạt hơn nửa tỉ USD trong 1 tháng, xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Quỹ học bổng "Cho em đến trường" do Ajinomoto Việt Nam sáng lập từ năm 2004 với mục đích chia sẻ những khó khăn và động viên tinh thần thế hệ tương lai trên con đường tìm kiếm tri thức. Từ năm 2014, chương trình có sự chung tay của 2 doanh nghiệp Nhật Bản khác tại Đồng Nai là Công ty Kureha Việt Nam và Nippon Sanso Việt.Sau 21 năm tổ chức, quỹ học bổng đã trở thành hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính đến 2025 đã trao tặng hơn 6.600 suất học bổng đến tay các em học sinh với tổng giá trị hơn 6,5 tỉ đồng. Tại Lễ trao học bổng ngày 22.2.2025 vừa qua Công ty Ajinomoto Việt Nam trao tặng 200 suất học bổng trị giá 270 triệu đồng cùng cặp sách cho các em. Công ty cổ phần Nippon Sanso Việt Nam và Công ty TNHH Kureha Việt Nam dành tặng 200 suất học bổng, tương ứng số tiền 270 triệu đồng.Tham dự tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hoàng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu: "Thay mặt UBND tỉnh xin hoan nghênh, ghi nhận và cám ơn sự đóng góp của các doanh nghiệp để hình thành nên Quỹ học bổng "Cho em đến trường". Quỹ học bổng đã giúp cho hàng ngàn học sinh của Đồng Nai giảm bớt khó khăn trên con đường học tập, góp phần an sinh xã hội. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng quỹ học bổng, giúp được thêm nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa".Trả lời phỏng vấn tại buổi Lễ trao học bổng, ông Tsutomu Nara - Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: "Tỉnh Đồng Nai là nơi Ajinomoto Việt Nam đã đặt những "viên gạch" đầu tiên trong hành trình phát triển kinh doanh, đóng góp vào sức khỏe, hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam suốt 34 năm qua. Vì vậy, chúng tôi đã triển khai nhiều sáng kiến nhằm đóng góp cho cộng đồng địa phương thông qua hoạt động của mình. Giá trị cốt lõi này luôn được giữ vững trong suốt quá trình phát triển của chúng tôi tại Việt Nam.Trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi đã tổ chức chương trình học bổng "Cho em đến trường" hàng năm. Trong suốt hai thập kỷ qua, chương trình hỗ trợ hơn 6.600 học sinh hiếu học, khó khăn tại tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, Ajinomoto Việt Nam còn khởi xướng Dự án "Bữa ăn học đường" từ năm 2012 nhằm cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế. Hiện tại, học sinh tại hơn 4.300 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc đang được hưởng lợi ích từ dự án này, được cung cấp những thực đơn cân bằng dinh dưỡng và giáo dục về dinh dưỡng thực phẩm. Kể từ năm 2023, chúng tôi đã mở rộng sang giai đoạn 2 của Dự án "Bữa ăn học đường" đối với các trường tiểu học bán trú cung cấp bữa trưa cho học sinh thông qua các đơn vị cung cấp suất ăn, cũng như các trường bán trú mới, góp phần cải thiện dinh dưỡng của thế hệ tương lai của Việt Nam".Những suất học bổng không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là nguồn động viên to lớn cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước trên con đường đến với tri thức. Đồng thời, chương trình còn thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của Ajinomoto Việt Nam và các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương trong việc chung tay đóng góp vào sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà, ươm mầm những tài năng tương lai cho đất nước.Em Lê Phan Hoài Hương (Học sinh Trường THPT Bình Sơn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai) chia sẻ khi được nhận học bổng: "Ba em mất khi em lớp 1, mẹ em mất khi em lớp 3, ngoại chăm em với chị em từ đó đến giờ. Đây là lần đầu tiên em nhận học bổng này và em cảm thấy rất cảm kích chương trình này. Vì nhờ chương trình em có thể được tiếp tục đến trường trong thời gian tới và cũng tiếp thêm động lực cho em cố gắng sau này".Bên cạnh Quỹ học bổng "Cho em đến trường" Ajinomoto Việt Nam còn triển khai nhiều sáng kiến có giá trị như Dự án Bữa ăn học đường, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em, các sáng kiến đóng góp cho môi trường và nông nghiệp như giảm phát thải khí nhà kính, giảm rác thải nhựa, Dự án Khoai mì bền vững,... nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc cho người dân cùng xã hội Việt Nam.