Chuyến xe mùa xuân: Nabati trao tặng 2.000 phần quà tết cho người lao động
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.Giá xăng dầu hôm nay 3.4.2024: Thế giới bật tăng mạnh, trong nước dự báo thế nào?
Ngày 13.1, tại xã Vị Trung (H.Vị Thủy), Tập đoàn FPT tổ chức khánh thành công trình Trường TH-THCS-THPT FPT Hậu Giang. Đến tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang. Công trình Trường TH-THCS-THPT FPT Hậu Giang xây dựng trên tổng diện tích hơn 5 ha, gồm: 2 tòa nhà giảng đường, 2 tòa nhà dịch vụ, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, khu vực thể thao, sân bóng, cảnh quan ngoài trời và các công trình phụ trợ. Hệ thống phòng học hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Trường đào tạo cả 3 bậc học, quy mô tiếp nhận khoảng 5.100 học sinh/năm và tạo việc làm cho khoảng 300 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên. Trường vận hành theo mô hình bán trú, có xe đưa đón học sinh mỗi ngày nhằm đảm bảo công tác di chuyển an toàn và thuận tiện cho học sinh. Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững của Hậu Giang. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, chất lượng giáo dục và đào tạo đạt mức khá trong khu vực và toàn quốc. Đến năm 2030, đạt 100% các chỉ tiêu giáo dục và đào tạo của cả nước.Trên tinh thần đó, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng Trường TH-THCS-THPT FPT Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn mang đến "làn gió mới" cho ngành giáo dục tỉnh nhà, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Công trình này sẽ góp thêm một môi trường học tập chất lượng cao, hiện đại cho học sinh tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thêm sân chơi hấp dẫn và bổ ích cho giới truyền thông
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Qua 2 mùa giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức (năm 2023 và 2024), Trường ĐH Cần Thơ đều đi đến trận chung kết vòng loại Tây Nam bộ, song cảm xúc sau mỗi trận đấu cuối cùng lại hoàn toàn trái ngược nhau: hài lòng và thất vọng. Năm 2023, đội đã chứng minh mình là "ông kẹ" của bóng đá sinh viên khu vực khi vượt qua vòng bảng dễ dàng. Trận quyết định thắng cách biệt 2-0 trước Trường ĐH Trà Vinh để giành vé vàng dự VCK toàn quốc.Đến mùa giải 2024, Trường ĐH Cần Thơ có phần sa sút phong độ khi phải nhờ yếu tố may mắn mới vượt qua được Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ tại vòng bảng. Trận chung kết đội đã gặp lại Trường ĐH Trà Vinh, kết quả chung cuộc vẫn 2-0, nhưng phần thắng lần này đã thuộc về đội bạn. Còn nhớ, khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, nhiều cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ đã ngã gục xuống sân, không cầm được nước mắt tiếc nuối.Mặc dù so với những đội bóng khác, việc Trường ĐH Cần Thơ một lần giành quán quân, một lần giành á quân ở vòng loại trong 2 lần tham gia là một thành tích không tệ. Tuy nhiên, điều này chưa thể làm hài lòng ban huấn luyện và số đông người hâm mộ đội nhà. Bởi Trường ĐH Cần Thơ là một đội bóng được đầu tư bài bản, có kinh nghiệm thi đấu các giải lớn, nhận được sự cổ vũ hùng hậu nhất trên SVĐ Cần Thơ. Đặc biệt là các cầu thủ ăn tập với nhau thường xuyên và được dẫn dắt bởi HLV Châu Đức Thành, cựu tuyển thủ Cần Thơ từng tham dự các giải VĐQG, đồng thời là một cựu trợ lý trọng tài FIFA.Trường ĐH Cần Thơ đang rất khao khát tìm lại chính mình tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Tuy nhiên, hành trình của đội được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn so với 2 năm trước đây. Bởi mùa giải này, ngay từ vòng bảng, Trường ĐH Cần Thơ sẽ phải cạnh tranh với 3 đối thủ khó chơi là Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp. Bốn đội ngang tài ngang sức nhưng chỉ có 2 suất đi tiếp vào vòng bán kết.Để đạt mục tiêu đề ra, Trường ĐH Cần Thơ đã tiến hành một cuộc "thay máu" đáng kể về mặt nhân sự. Trong số 23 cầu thủ, đội chỉ còn giữ lại 6 người đã từng thi đấu hồi năm ngoái là Ngô Nhật Tân, Nguyễn Phan Nhật Minh, Trương Quốc Bền, Phạm Văn Bách, Trần Phan Trọng Quý và thủ môn Bùi Thanh Nghệ. Còn 17 cầu thủ mới khá đa dạng về thành phần, trải đều các khóa từ năm nhất đến năm thứ năm. Với một đội hình có cả kinh nghiệm và sức trẻ như vậy, Trường ĐH Cần Thơ hứa hẹn là một "chướng ngại vật" thực sự với bất kỳ đối thủ nào cùng trên đường đua giành tấm vé vàng khu vực.HLV Trường ĐH Cần Thơ Châu Đức Thành cho biết, việc "thay máu, trẻ hóa" lực lượng, để không chỉ tạo ra luồng gió mới tại giải năm nay mà còn là nguồn lực chất lượng cho những mùa giải sau. Ban huấn luyện cần tính toán tới điều này, vì vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên đang ngày càng hấp dẫn, qua từng năm số đội tham dự càng tăng. Những đội bóng mới đến với giải có tham vọng hẳn hoi chứ không chỉ đặt ra mục tiêu là giao lưu, cọ xát, học hỏi. "Chẳng hạn, bảng đấu của chúng tôi có tân binh Trường ĐH Đồng Tháp, là một đội bóng mới nhưng có sự chuẩn bị tốt, rất triển vọng. Vì vậy, đội muốn có một vị trí thuận lợi tại vòng bán kết, các cầu thủ sẽ phải cố gắng, thi đấu hết sức mình", HLV Châu Đức Thành nói.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
‘Dù đối thủ ở tứ kết là ai, U.23 Uzbekistan vẫn quyết đánh bại Việt Nam’
Sáng 19.1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm Bảo tàng Quốc gia Praha.Là một trong những biểu tượng văn hóa và lịch sử quan trọng nhất của Cộng hòa Czech, Bảo tàng Quốc gia Praha lưu giữ những giá trị vô giá về lịch sử, nghệ thuật và khoa học của Czech, đồng thời là một minh chứng sống động cho sự phát triển văn minh qua các thời kỳ của cả châu Âu.Bảo tàng không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc nguy nga, tráng lệ mà còn bởi các bộ sưu tập phong phú, từ khảo cổ, lịch sử, tự nhiên, âm nhạc, nghệ thuật, các hiện vật quý hiếm phản ánh nhiều giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Từng hiện vật được trưng bày tại bảo tàng đều mang những câu chuyện, những bài học quý về sự sáng tạo, tinh thần bảo tồn và cống hiến của nhiều thế hệ. Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, khoa học, bảo tàng còn truyền tải thông điệp về sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng, có ý nghĩa với du khách từ khắp nơi trên thế giới.Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng với bảo tàng, niềm tự hào của đất nước Czech, một biểu tượng về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc của Czech, khâm phục và ngưỡng mộ bề dày lịch sử và văn hóa phong phú của đất nước này.Thủ tướng tin tưởng rằng Czech sẽ tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, những thành quả phát triển trong quá khứ và không ngừng phát triển mạnh mẽ; đề nghị phía Czech tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Việt Nam để cùng phát triển, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thông minh.