Học bổng Chính phủ Úc bắt đầu nhận hồ sơ
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...‘Thót tim’ xe container phanh gấp dừng đèn đỏ, cuộn thép rơi suýt đè trúng xe máy
Thông tin trên được ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy Bình Tân, cho biết tại hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Đảng bộ Q.Bình Tân diễn ra chiều 2.1.2025.Trong 30 chỉ tiêu năm 2024, Q.Bình Tân vượt 12 chỉ tiêu, đạt 18 chỉ tiêu. Trong đó, tổng giá trị sản xuất đạt 125.382 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 48.530 tỉ đồng.Đáng chú ý, thu ngân sách nhà nước của quận lần đầu tiên đạt 5.016 tỉ đồng, vượt 35,8% chỉ tiêu pháp lệnh năm, trong đó thu từ khu vực kinh tế đạt 1.672 tỉ đồng, tăng 21% so với dự toán.Ông Điệp cho biết năm 2023, quận lọt vào "câu lạc bộ" những quận, huyện thu ngân sách từ 4.000 tỉ đồng trở lên, năm 2024 địa phương chỉ đặt mục tiêu giữ vững nguồn thu như năm ngoái. Tuy nhiên, thu ngân sách năm 2024 vượt mức 5.000 tỉ đồng cho thấy dư địa tăng trưởng của quận rất lớn, không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu từ đất đai và thuế thu nhập cá nhân.Về đầu tư công, Q.Bình Tân giải ngân 3.234 tỉ đồng, vượt kế hoạch giải ngân vốn được thành phố giao. Riêng dự án đường Lê Văn Quới nối dài tổng vốn 839 tỉ đồng do quận chủ động kiến nghị chuyển chủ đầu tư dự án từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM về, đến nay đã giải ngân xong.Trong năm, địa phương hoàn thành nhiều dự án như sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ Bình Chánh - Bình Tân, mở rộng đường Sông Suối, kết nối liên thông đường Tên Lửa, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, hoàn thành bốc mộ di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa giai đoạn 1, 2...Bên cạnh đó, Q.Bình Tân xây dựng, đưa vào sử dụng 7 trường học với 204 phòng học và khởi công mới 3 trường; có 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số 16/68 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.Tại hội nghị, ông Đỗ Trọng Đại, Phó chủ tịch UBND P.Bình Trị Đông B (Q.Bình Tân), nêu thực trạng khu đô thị Sài Gòn NIC rộng 47 ha dở dang hàng chục năm qua khiến người dân chịu nhiều thiệt thòi. Ông Đại đề xuất lãnh đạo quận quan tâm tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để sớm hình thành khu đô thị mới, tạo diện mạo khang trang cho phường.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải đánh giá cao những kết quả nổi bật của Q.Bình Tân, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố trong năm 2024.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Hải đề nghị thực hiện nghiêm Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bám sát lộ trình, định hướng của Trung ương và TP.HCM, quan tâm tư tưởng, chính sách thỏa đáng cho cán bộ, công chức, viên chức."Đây là dịp để sắp xếp tinh gọn đầu mối bên trong, tinh giản biên chế có chọn lọc, giữ lại những nhân sự làm được việc", ông Hải lưu ý.Sắp tới, UBND TP.HCM tiếp tục phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho cơ sở, quận, huyện, nhất là về đầu tư, quy hoạch nên Q.Bình Tân cần lưu ý tính toán "chọn người làm được, làm tốt công việc được giao".Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị Q.Bình Tân tập trung chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, chọn lựa nhân sự khóa mới những cán bộ năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách trách. Đồng thời, quan tâm thực hiện chủ đề năm của TP.HCM, chú trọng chuyển đổi số, giải quyết các tồn đọng, vướng mắc.Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân, Q.Bình Tân hoàn thành sắp xếp và đưa vào hoạt động 366 khu phố mới, trong đó 328 khu phố có trụ sở riêng, 32 khu phố sinh hoạt chung trụ sở.Quận cũng xây dựng thêm 140 không gian văn hóa Hồ Chí Minh, kết nạp 347 đảng viên, thành lập 13 chi bộ trong các đơn vị kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho 439 cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng...
Tập đoàn Hùng Duy thực hiện dự án cộng đồng ‘Mái ấm Việt’ tại Tây Ninh
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".
Chiều 10.3, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My về tình hình trẻ sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp trên địa bàn huyện.Theo báo cáo, từ ngày 25.1 đến 9.3, toàn H.Nam Trà My ghi nhận tổng cộng 215 trẻ sốt cao kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện có 62 trẻ được điều trị tại TTYT H.Nam Trà My, tình trạng chung của các trẻ là tỉnh táo, giảm sốt, ho, ăn uống được.TTYT H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 19 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Trong số 215 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã tiêm, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin ngừa sởi.Đáng chú ý, tối 5.3, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin). Đến ngày 7.3, có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự cũng tại địa bàn xã xã Trà Dơn; trường hợp này vừa được nêu trong báo cáo mới nhất của TTYT H.Nam Trà My.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Cán bộ y tế đang tiếp tục điều tra, xác minh ca bệnh, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân và hỗ trợ những gia đình có trẻ có triệu chứng sốt đưa trẻ ra trạm y tế xã để được theo dõi, chăm sóc.Theo ông Mười, nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trước đó, H.Nam Trà My đã ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi.
Nhận định Tottenham vs Aston Villa (0 giờ ngày 20.5): Cái kết đẹp cho HLV tạm quyền
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.