Tiệm giò chả hơn 40 năm ở TP.HCM nhộn nhịp, ngưng nhận đơn tết vì làm không xuể
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.Tôi chọn là một hạt cát có trách nhiệm
Năm 2024, hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, Agribank vẫn duy trì ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ.Agribank đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, kết quả đạt cao nhất sau 4 năm triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt 2,2 triệu tỉ đồng, tăng gần 10%; nguồn vốn đạt trên 2 triệu tỉ đồng, tăng 7,6%; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,7 triệu tỉ đồng, tăng 11%, trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông", chú trọng dành nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, phát triển công nghiệp, kinh doanh bất động sản, hoạt động tiêu dùng, dịch vụ…Agribank tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Agribank thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất cho vay, nghiêm túc công khai lãi suất theo chỉ đạo của NHNN; triển khai 17 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với tổng quy mô 457 ngàn tỉ đồng đối với các đối tượng khách hàng.Agribank tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững, từng bước phát triển nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế; triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trên không gian số, thu thập và làm sạch dữ liệu khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN với số lượng khách hàng và giao dịch trực tuyến lớn nhất trong hệ thống.Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn phát huy trách nhiệm xã hội của "Ngân hàng vì cộng đồng", Agribank ủng hộ gần 700 tỉ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội. Trước ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 và mưa lũ lịch sử, Agribank chủ động ứng trực, đảm bảo hoạt động thông suốt, kịp thời nắm bắt tình hình, triển khai các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới, hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp, người dân ổn định cuộc sống, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh.Agribank tiếp tục được Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng duy nhất được vinh danh "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024"; xếp hạng 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất; các giải thưởng "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam", "Chất lượng Quốc gia", Sao Khuê, "Sao Vàng đất Việt"... Agribank tiếp tục được Moody’s xếp hạng "Ba2", Fitch Ratings xếp hạng "BB+", triển vọng Ổn định, tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam.Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN ghi nhận, nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả quan trọng mà Agribank đã đạt được trong năm 2024. Ông Đào Minh Tú khẳng định: Năm 2024, kết quả của ngành Ngân hàng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thu hút vốn FDI trở lại Việt Nam; cùng với toàn ngành, Agribank đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, toàn diện, trên nhiều mặt hoạt động. Bước sang năm 2025, ông đề nghị Agribank cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, nỗ lực khắc phục các tồn tại, hạn chế và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao nhất các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2025, Nghị quyết 01 của Chính phủ và các Chỉ thị 01, 02 của Thống đốc NHNN sắp ban hành nhằm đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ chính trị Agribank được giao trong năm 2025.Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ Lãnh đạo NHNN, ông Phạm Toàn Vượng - Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Agribank khẳng định cùng với việc khắc phục những nội dung còn tồn tại, toàn hệ thống xác định năm 2025 là năm tăng tốc, về đích và đột phá, có ý nghĩa quyết định thực hiện thành công phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020-2025, Đề án chiến lược phát triển Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ XI nhiệm kỳ 2025-2030. Phát huy kết quả đạt được, toàn hệ thống bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Đảng ủy và HĐTV Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, khắc phục khó khăn, chủ động, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Học sinh miền núi tham dự Tư vấn mùa thi: Học mới có cơ hội thoát nghèo
Sáng 7.1, tiếp tục phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc cuối tháng 2 tới.Báo cáo việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Cụ thể là sửa đổi 3 luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cùng đó là 3 nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI và nghị quyết giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.Ngoài ra, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội cũng sẽ tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Ngoài 7 nội dung trên, Chính phủ cũng đề xuất 3 nội dung khác, bao gồm dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên, với cả 3 nội dung này, ông Tùng đều đề nghị Chính phủ làm rõ tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc có đưa vào kỳ họp bất thường hay không.Theo Tổng thư ký Lê Quang Tùng, kỳ họp bất thường thứ 9, dự kiến Quốc hội sẽ họp 4,5 ngày. Kỳ họp 9 sẽ khai mạc sau Hội nghị T.Ư Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2. Trong đó, có bố trí thời gian từ 2 - 3 ngày nghỉ họp để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua. Trường hợp trình Quốc hội 3 dự án luật mà Chính phủ đề xuất, thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.Theo Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng, đến nay, toàn bộ các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 đều đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Một số nội dung chưa bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến. Do đó, ông đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, với dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tới nay chưa có bất cứ thông tin gì để phục vụ công tác thẩm tra. Báo cáo thêm nội dung này, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đỗ Ngọc Huỳnh cho biết, về dự án này Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo tiền khả thi và xin ý kiến cấp có thẩm quyền vào giữa tháng 1 này.Ông nói, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát ở Lào Cai, quyết liệt chuẩn bị để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 2 kịp khởi công toàn tuyến vào tháng 10.2025.Vẫn theo ông Huỳnh, Chính phủ xác định ngay trong năm 2025 tăng trưởng 8% nên bên cạnh các luật về tổ chức bộ máy các nội dung còn lại đều rất cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế. Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc đảm bảo thời gian trình và gửi xin ý kiến đại biểu các nội dung của kỳ họp, nhất là các nội dung nằm ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy. "Tới giờ chưa có tờ giấy nào nằm trên bàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. "Nếu chuẩn bị đầy đủ, chất lượng thì chúng tôi sẽ trình", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Ngày 2.1, Công an Q.1 tổ chức trao khen thưởng đột xuất cho anh Hà Hữu Vinh (tài xế xe công nghệ) bị đôi vợ chồng hành hung trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1).Theo công an, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 31.12.2024, anh T.A.P. chạy xe máy chở vợ là chị H.N.L. lưu thông trên đường Lê Duẩn. Khi đến trước số 2B Lê Duẩn, anh P. thấy phía trước kẹt xe, nên quay đầu đi hướng khác.Lúc này, Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) chạy xe máy chở Bùi Thị Ngọc Anh (vợ Dũng - 54 tuổi, cùng ở Q.1) từ phía sau chạy tới, không cho anh P. quay xe và cố tình cản đầu xe. Hai bên xảy ra cãi nhau, Dũng và vợ lao vào đánh vợ chồng anh P..Thời điểm này, nhiều người dân đi xem bắn pháo hoa chào đón năm mới 2025 nên lượng phương tiện qua khu vực này rất đông, gây ùn tắc giao thông.Lúc này, anh Vinh chở khách ngang qua, thấy sự việc nên nói khách chờ, anh Vinh chạy tới can ngăn thì bị ông Dũng và bà Anh hành hung dã man. Sự việc sau đó được trình báo công an.Ngày 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định định tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng và Bùi Thị Ngọc Anh để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.Trước đó, chia sẻ với Thanh Niên, anh Hà Hữu Vinh cho biết, anh đang chở khách đi trên đường Lê Duẩn thì thấy phía trước có vụ va chạm giao thông, hai bên đang xảy ra xô xát, xe cộ qua lại rất đông.Anh Vinh quay lại nói với khách đợi vài phút, anh xuống can ngăn cho bớt ùn tắc giao thông. "Em vừa xuống can ngăn thì bị hai vợ chồng nhào vào đánh, em chạy nhưng vẫn bị đánh vào đầu và bụng. Em ngất một lúc xong vẫn bị đánh tiếp. Lúc đó, em nằm ôm đầu không đánh lại vì nghĩ đến vợ con ở nhà", anh Vinh nói.Theo lời anh Vinh, vừa đánh, cặp vợ chồng liên tục chửi nhưng nam tài xế không nói lại gì. Khi có một tài xế công nghệ khác đến can ngăn cũng bị người đàn ông phản ứng. Anh Vinh kể: "Họ đánh tới khi thấy em nằm xuống thì mới dừng lại. Em được đồng nghiệp hỗ trợ đứng dậy, sau đó đến công an phường trình báo".Cơ quan công an đánh giá, với tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy, anh Hà Hữu Vinh đã đến can ngăn hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng ông Dũng, bà Anh. Đây là hành động đẹp của một công dân cần được lan tỏa trong xã hội, do đó Công an Q.1 đã kịp thời đề xuất UBND Q.1 tặng giấy khen cho anh Hà Hữu Vinh.
Kia Sportage 2022 bản ‘thiếu’ giá 899 triệu đồng có phù hợp với gia đình?
Ngày 11.2, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Đảng uỷ - UBND xã Thanh Hòa tổ chức khởi công xây dựng nhà tình nghĩa quân – dân cho gia đình tân binh Dương Duy Khánh (19 tuổi, ngụ ấp 9, xã Thanh Hòa), là thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025Theo đó, căn nhà nghĩa tình quân – dân được xây dựng trị giá 126 triệu đồng. Trong đó, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp hỗ trợ 106 triệu đồng và ngày công xây dựng, vốn của gia đình 20 triệu đồng.Gia đình tân binh Dương Duy Khánh có 5 thành viên, là một trong những hộ khó khăn về nhà ở tại địa phương. Bố mẹ không có việc làm ổn định, lại hay đau yếu nên căn nhà xập xệ đã nhiều năm nhưng không đủ điều kiện xây lại. Nhận thức hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Khánh phải nghỉ học sớm phụ giúp gia đình để các em tiếp tục đến trường. Trước khi đi nhập ngũ, Khánh đã có thời gian làm việc tại Ban Chỉ huy quân sự xã Thanh Hòa.Vì yêu môi trường quân ngũ, ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục, dù được nằm trong diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Khánh đã quyết tâm xung phong lên đường nhập ngũ, hoàn thành ước mơ được làm người lính và mong muốn góp sức trẻ của mình phát huy truyền thống quê hương.Theo đại diện Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, trong chuyến thăm hỏi động viên thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ, thấu hiểu và chia sẻ trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Khánh, phải sống trong ngôi nhà bị xuống cấp, hư hỏng nặng, có thể sập bất cứ lúc nào nên đơn vị cùng địa phương đã quyết tâm, hỗ trợ xây mới ngôi nhà cho gia đình em, để em yên tâm thực hiện nhiệm vụ."Được cùng khởi công căn nhà mơ ước không chỉ của gia đình mà cá nhân nhân em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Cảm ơn sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền và Ban Chỉ huy quân sự huyện. Em hứa sẽ quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong quân ngũ", Khánh chia sẻ.Bà Nguyễn Kim Hạnh (mẹ của Khánh) cũng xúc động và tự hào vì trước ngày con nhập ngũ lại được hỗ trợ căn nhà, đồng thời hứa sẽ động viên con an tâm tư tưởng, chấp hành tốt kỷ luật quân đội, cố gắng lao động, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.