Sớm đưa bọn bất lương này ra ánh sáng
Ủy ban Chống tội phạm có tổ chức (PAOCC) của Philippines thông báo cảnh sát nước này đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành tại vùng ngoại của thủ đô Manila hôm 20.2, theo AFP. PAOCC cho biết thêm các cuộc thẩm vấn ban đầu cho thấy địa điểm ngoại ô nói trên đã hoạt động như một trung tâm lừa đảo, nhắm vào các nạn nhân ở Trung Quốc và Ấn Độ thông qua các chương trình cá cược thể thao và đầu tư.Trong số những người bị bắt có 137 người Trung Quốc. "Chúng tôi đã bắt giữ 5 ông chủ người Trung Quốc", Giám đốc PAOCC Gilberto Cruz nói với AFP hôm nay 21.2, đồng thời cho biết thêm họ có thể phải đối mặt với các cáo buộc buôn người.Trong năm ngoái, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã cấm những công ty điều hành đánh bạc trực tuyến, hay còn được gọi là POGO. Có nhiều nguồn tin cho rằng các POGO đã bị các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng làm vỏ bọc để buôn người, rửa tiền, gian lận trực tuyến, bắt cóc và thậm chí là giết người."Cuộc đột kích này chứng minh rằng những người làm việc cho POGO trước đây vẫn đang tiếp tục các hoạt động lừa đảo của họ bất chấp lệnh cấm", ông Cruz nhấn mạnh. Ông Cruz trước đó nói với AFP rằng khoảng 21.000 công dân Trung Quốc vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động lừa đảo quy mô nhỏ hơn ở Philippines kể từ lệnh cấm đánh bạc trực tuyến.Cuộc đột kích hôm 20.2 là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ năm nay, trong đó có cuộc đột kích tháng 1 khiến khoảng 400 người nước ngoài bị bắt tại thủ đô Manila, cũng có nhiều công dân Trung Quốc.Viện Hòa bình Mỹ, có trụ sở tại Washington D.C, cho hay trong một báo cáo vào tháng 5.2024 rằng những kẻ lừa đảo trực tuyến nhắm vào hàng triệu nạn nhân trên khắp thế giới và thu về doanh thu hằng năm lên tới 64 tỉ USD, theo AFP.Cao điểm hè có 'mất nhiệt' vì giá vé máy bay?
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Chịu không nổi vì bị nhà máy 'xông khói'
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Sáng 14.3, TAND Q.1 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm vụ án "cố ý gây thương tích" đối với bị cáo Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM). Bị cáo Nhựt là tài xế đánh người trước Bệnh viện Từ Dũ gây bức xúc dư luận hồi tháng 12.2024.Cáo trạng xác định, trưa 14.12.2024, Nhựt lái xe chở mẹ ruột, vợ và con đến Bệnh viện Từ Dũ, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 để khám bệnh.Đến cổng bệnh viện, nam tài xế dừng xe cho người nhà xuống, rồi lái xe đi tìm chỗ gửi. Tuy nhiên, Nhựt nhận cuộc gọi của vợ thông báo về việc bệnh viện không khám, nên người chồng lái xe quay lại để đón. Khi đến trước cổng bệnh viện, Nhựt dừng ô tô để người nhà lên xe. Lúc này, ông T.T.Th chở theo con gái chạy lên nhắc nhở việc Nhựt đỗ xe làm cản trở giao thông. Tài xế bực tức, xuống xe đánh vào mặt, đầu đối phương gây thương tích cho nạn nhân 6%.Tại phiên tòa sáng nay, bị hại có đơn xin xét xử vắng mặt. Theo đại diện Viện KSND (VKS) Q.1, trong quá trình điều tra đã có lời khai của bị hại cùng người liên quan nên việc vắng mặt những người này không ảnh hưởng tới quá trình xét xử.Trả lời câu hỏi của HĐXX, Nhựt thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết, khai thêm do kẹt xe, bị hại có thái độ khó chịu nên bực tức và có hành vi dùng tay đánh liên tiếp vào người ông Th.Bên cạnh đó, Nhựt khai không quen biết, không có mâu thuẫn với bị hại. Tại tòa, bị cáo Quách Minh Nhựt cũng nói lời xin lỗi đến người bị hại. "Sau khi đánh bị hại 9 cái, bị cáo được người nhà can ngăn nên dừng lại. Tuy nhiên, khi bị cáo bỏ đi thì anh Th. cầm mũ bảo hiểm nên bị cáo quật ngã bị hại xuống đường rồi mới lên xe rời đi", Nhựt khai.Hôm sau, khi xem video ghi nhận toàn bộ sự việc đăng trên mạng, Nhựt "nhận thấy hành vi của mình vi phạm pháp luật" nên đã đến Công an Q.1 trình diện.Luận tội, Viện KSND Q.1 nêu, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt khi tham gia giao thông nhưng Nhựt đã đánh ông Th. nên cần xử lý nghiêm. Cạnh đó, đại diện VKS cũng ghi nhận cho bị cáo một số tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu. Từ đó, VKS đề nghị bị cáo 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”, ghi nhận một phần tự nguyện của bị cáo đối với bồi thường thiệt hại cho bị hại.HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ, gây bức xúc dư luận, do đó cần có bản án nghiêm khắc để răn đe. Cạnh đó, HĐXX cũng ghi nhận một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Nhựt như ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu.TAND Q.1 (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM) 1 năm tù giam. Do người bị hại vắng mặt nên chủ tọa công bố yêu cầu của người bị hại rằng, trong quá trình điều tra, ông Th. yêu cầu bị cáo Nhựt bồi thường gần 250 triệu đồng. Cụ thể, ông Th. yêu cầu bồi thường cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe 4,6 triệu đồng, thu nhập bị giảm sút là 3,8 triệu đồng và tổn thất tinh thần 234 triệu đồng (tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng)."Tại thời điểm vụ án xảy ra, tôi đang chở con đi học, hành vi của bị cáo Nhựt còn xâm phạm trực tiếp đến tinh thần của con gái tôi, khiến cháu vô cùng hoảng loạn, sợ hãi khi chứng kiến toàn bộ sự việc", tòa công bố yêu cầu của người bị hại.Với yêu cầu trên của người bị hại, bị cáo Quách Minh Nhựt trình bày, xin bồi thường chi phí khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị giảm sút và thiệt hại về tinh thần cho ông Th. Những khoản chi phí còn lại (tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng - PV), gia đình bị cáo không đủ khả năng để chi trả vì bị cáo là lao động chính trong gia đình.Tại tòa, vợ của bị cáo Nhựt nói có mong muốn bồi thường cho ông Th. ngay sau khi xảy ra vụ việc nhưng không có thông tin liên lạc của ông Th. nên không thể thực hiện được."Xin tha thứ cho chồng con, để chồng con có cơ hội trở về với gia đình, xã hội. Con của con cũng mới chỉ 4 tháng tuổi thôi", vợ bị cáo Nhựt nói trong nước mắt, sau khi đã trình bày lại toàn bộ nội dung vụ việc.Trong quá trình điều tra, ông Th. yêu cầu bị cáo Nhựt bồi thường gần 250 triệu đồng, gồm: bồi thường cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe 4,6 triệu đồng; thu nhập bị giảm sút 3,8 triệu đồng; tổn thất tinh thần 234 triệu đồng (trong đó số tiền bồi thường tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng). Về vấn đề này, HĐXX nhận định căn cứ theo các quy định pháp luật, không có cơ sở buộc bị cáo Nhựt phải bồi thường cho con gái của ông Th. Do đó, chỉ buộc bị cáo Nhựt bồi thường chi phí thiệt hại cho ông Th. hơn 125 triệu đồng.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và những chuyện vui
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.