Hoàn cảnh bi đát của người đàn ông kéo xe lôi
Chính quyền Hàn Quốc ngày 3.1 đã không thực hiện được lệnh bắt giữ đối với tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol. Đó là kết quả sau một cuộc đối đầu kịch tính diễn ra suốt nhiều giờ tại Dinh Tổng thống.Các nhà điều tra do Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO) đứng đầu đã vấp phải sự ngăn chặn của các thành viên của Cơ quan an ninh tổng thống và các binh sĩ được điều động đến.Đến 13 giờ 30 phút (giờ địa phương), CIO đã hủy bỏ nỗ lực bắt giữ ông Yoon vì lo ngại về sự an toàn của nhân viên.Trong một tuyên bố, CIO cho biết “phán đoán rằng hầu như không thể thực hiện lệnh bắt giữ vì cuộc đối đầu đang diễn ra” và văn phòng “rất lấy làm tiếc” về thái độ không hợp tác của ông Yoon.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin giám đốc và phó giám đốc cơ quan an ninh tổng thống đang bị điều tra vì tội cản trở công lý.Ông Yoon đã bị điều tra vì tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật tháng 12.2024, gây sửng sốt cho đông đảo người dân Hàn Quốc.Lệnh bắt giữ hiện tại có hiệu lực đến ngày 6.1 và chỉ cho các nhà điều tra 48 giờ để giam giữ ông Yoon sau khi tổng thống bị bắt. Sau đó, CIO phải quyết định có nên yêu cầu lệnh bắt giữ ông hay phải thả ra.Luật sư của ông Yoon trong một tuyên bố ngày 3.1 cho biết việc thi hành lệnh bắt giữ không hợp lệ đối với tổng thống là bất hợp pháp.Ông cho biết sẽ có hành động pháp lý, nhưng không giải thích thêm.Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị, bùng phát khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12, với lý do ông đang tiêu diệt “các thế lực chống nhà nước” trong số những đối thủ chính trị của mình.Trong vòng vài giờ sau đó, ông đã thu hồi lệnh vì quốc hội đã bỏ phiếu chống lại lệnh này.Ngoài cuộc điều tra hình sự, vụ luận tội ông Yoon hiện đang được Tòa án Hiến pháp xem xét để quyết định nên phục chức hay cách chức ông vĩnh viễn.Những chỗ siêu đẹp ngắm pháo hoa đêm 30.4 tại TP.HCM, bạn có biết?
Sáng 10.2, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.487 đồng, tăng 25 đồng so với cuối tuần qua. Với biên độ 5%, giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch nằm trong khoảng từ 23.263 - 25.711 đồng. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD đồng loạt tăng 20 đồng như ngân hàng Vietcombank mua chuyển khoản ở mức 25.130 đồng, bán ra 25.490 đồng; ACB mua chuyển khoản lên 25.130 đồng, bán ra 25.490 đồng… Tương tự, giá USD tự do cũng tăng 20 đồng khi mua vào lên 25.630 đồng, bán ra 25.730 đồng.Giá USD thế giới cũng tăng trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 108,19 điểm, tăng 0,26 điểm so với hôm qua. Đồng bạc xanh liên tục đứng ở mức cao vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Cuối tuần qua, Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo sẽ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng (reciprocal tariffs) vào tuần này, đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới với các đối tác thương mại. Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào ngày 7.2, ông Trump nhấn mạnh rằng động thái này sẽ có tác động sâu rộng, dù chưa tiết lộ chi tiết về các biện pháp cụ thể. Theo ông, đây sẽ là hướng đi chính thay vì áp dụng thuế nhập khẩu toàn cầu vì đây là cách tiếp cận công bằng nhất. Ông nhấn mạnh: "Không ai bị thiệt hại. Họ thu thuế chúng ta bao nhiêu, chúng ta thu thuế họ bấy nhiêu. Hoàn toàn tương xứng". Theo một số nhà phân tích, thuế quan thường chỉ tác động một lần đến giá cả, ảnh hưởng đến những mặt hàng cụ thể bị đánh thuế chứ không phải là động lực căn bản và rộng khắp của lạm phát. Tuy nhiên, việc ông Donald Trump đang áp thuế lên tất cả hàng hóa và điều này có thể tạo ra loại lạm phát cơ bản mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lo ngại, ảnh hưởng đến lộ trình hạ lãi suất của Fed do áp lực lạm phát gia tăng...
Trung Quốc vật vã vì khách nước ngoài ít tới
Theo báo cáo, nhiều khách hàng đang có xu hướng lựa chọn các mẫu iPhone có dung lượng lưu trữ thấp hơn so với trước đây. Xu hướng này đã gây ra nhiều tranh luận về lý do thực sự đằng sau sự thay đổi này.Cụ thể, trong quý 4/2024, 44% người mua iPhone 16 Pro và 16 Pro Max chọn nâng cấp lên mẫu có dung lượng lưu trữ cao hơn, giảm so với 48% người mua iPhone 15 Pro và 15 Pro Max trong cùng kỳ năm trước đó. Đối với iPhone 16 và 16 Plus, chỉ có 42% người mua chọn phiên bản dung lượng cao hơn, giảm từ 48% so với iPhone 15 và 15 Plus một năm trước. Điều này cho thấy khách hàng đang dần từ bỏ xu hướng mua iPhone với dung lượng lưu trữ lớn.Có nhiều yếu tố có thể lý giải cho sự thay đổi này. Trước hết, giá của những mẫu iPhone có dung lượng lưu trữ lớn hơn thường cao hơn đáng kể. Khi mà nền kinh tế khó khăn hoặc ngân sách hạn chế, nhiều người có xu hướng chọn các phiên bản dung lượng thấp hơn để tiết kiệm chi phí, đồng thời tận dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây như iCloud, Google Drive hoặc Dropbox.Mức dung lượng lưu trữ cơ bản của hầu hết các mẫu iPhone hiện tại là 128 GB. Riêng iPhone 16 Pro Max có bộ nhớ trong khởi điểm 256 GB, trong khi iPhone SE chỉ có 64 GB. Đối với những mẫu cao cấp hơn, người dùng có thể nâng cấp lên 512 GB hoặc thậm chí 1 TB với phí bổ sung khoảng vài triệu đồng. Vấn đề là việc nâng cấp dung lượng lưu trữ này không phải lúc nào cũng cần thiết đối với đại đa số người dùng, đặc biệt khi họ đã có sẵn giải pháp lưu trữ trực tuyến.Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ cũng góp phần vào xu hướng này. Chip và hệ điều hành ngày càng tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu, giúp thiết bị hoạt động mượt mà ngay cả với dung lượng lưu trữ khiêm tốn hơn. Các thuật toán nén dữ liệu và khả năng quản lý bộ nhớ thông minh trên iOS cũng giúp giảm thiểu tình trạng đầy bộ nhớ.Trong khi đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây ngày càng tăng. Các nền tảng như iCloud cho phép người dùng truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu có kết nối internet, từ đó giảm phụ thuộc vào bộ nhớ trong của điện thoại.Sự thay đổi này phản ánh một bước tiến trong công nghệ và thói quen tiêu dùng. Việc người dùng dần chuyển sang sử dụng bộ nhớ trong thấp hơn có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Apple. Hãng có thể tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ lưu trữ đám mây để bù đắp doanh thu từ các mẫu iPhone dung lượng cao. Đồng thời, Apple cần cân nhắc điều chỉnh mức giá để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Dòng người xếp hàng ở tiệm bánh trung thu hơn 70 năm tuổi, cả tiếng chưa tới lượt
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.