MacBook Air M3 giảm giá cả triệu đồng
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: "Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi". Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông."Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời", ông Trump nói.Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, chỉ trích "văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. "Tôi đang chờ đợi sự ly hôn không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)", theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị", bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.Đáp lại, ông Musk cảnh báo về "một cuộc nội chiến MAGA" và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người chỉ trích ông vì vấn đề này. "Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B", ông Musk nói.Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là "nô lệ hợp đồng", làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng công kích ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là "con nít".Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử.Bao giờ dứt điểm dự án chống ngập 10.000 tỉ?
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
Con số gây choáng về máy bay tư nhân của 200 người nổi tiếng
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
Tờ Cebu Daily News ngày 1.2 dẫn thông cáo của Hội đồng An ninh quốc gia Philippines (NSC) cho hay hệ thống tên lửa tầm trung Typhon ở nước này "không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào".Thông cáo được đưa ra sau khi Trung Quốc kêu gọi Philippines "nhanh chóng rút" hệ thống tên lửa Typhon, sau thông tin Mỹ điều động hệ thống tên lửa này tại một vị trí mới ở Philippines hôm 23.1. "Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hệ thống tên lửa Typhon chỉ nhằm mục đích phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào", Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Año cho biết trong thông cáo."Nó đã được triển khai tới Philippines trong cuộc tập trận Balikatan (vai kề vai) năm 2024, chỉ nhằm mục đích cải thiện khả năng sẵn sàng và tương tác với quân đội và thiết bị từ các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ", theo ông Año.Bên cạnh đó, ông Año cho biết việc tiếp tục triển khai hệ thống tên lửa Typhon là rất quan trọng để cải thiện năng lực phòng thủ của Philippines.Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. trước đó nhấn mạnh rằng hệ thống tên lửa này "không nhằm vào các quốc gia cụ thể".Hệ thống tên lửa Typhon được đưa đến nước này vào tháng 4.2024 và lần đầu tiên được triển khai trong cuộc tập trận Balikatan 2024, cuộc tập trận thường niên giữa quân đội Philippines và Mỹ với sự tham gia của các quan sát viên từ các nước đồng minh.Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hôm 30.1, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết ông sẵn sàng rút tên lửa đó ra khỏi nước này nếu Trung Quốc ngừng hành động gây hấn ở vùng biển phía tây Philippines.Ông Año cho biết phát biểu trên là "một cử chỉ chân thành… mà chúng tôi hy vọng sẽ được đáp lại theo tinh thần thiện chí và hữu nghị giữa 2 nước", đồng thời nói rằng Philippines "luôn theo đuổi các biện pháp hòa bình và ngoại giao phù hợp với mong muốn giảm leo thang căng thẳng" ở vùng biển này.
Giữ ngọc cho đời
Với việc đứt mạch ném 3 tại NBA, Stephen Curry đã bị soán ngôi bởi Damian Lillard. Ngôi sao của Milwaukee Bucks đang có chuỗi 101 trận liên tiếp thực hiện thành công ít nhất 1 quả 3 điểm.