Bình Định và Viettel hợp tác chuyển đổi số
Ngày 4.3, BHXH Việt Nam đã thông tin về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH kỳ tháng 3 sau chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy mới. Thay vì có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 BHXH cấp tỉnh như trước đây, từ 1.3, BHXH Việt Nam thuộc Bộ Tài chính hoạt động theo mô hình tổ chức 3 cấp, gồm 14 đơn vị tại T.Ư, 35 BHXH tại khu vực và không quá 350 BHXH cấp huyện.Trong thời gian sắp xếp bộ máy tổ chức cơ quan BHXH không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).Đặc biệt, công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ngay trong 2 ngày làm việc đầu tiên của tháng 3, BHXH Việt Nam đã chủ động tập trung tất cả các nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để trực tiếp thực hiện chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho 2,7 triệu/3,4 triệu người hưởng trên toàn quốc.Riêng ngày 3.3, BHXH Việt Nam đồng loạt đẩy mạnh chi trả đạt trên 98% trong tổng số gần 1,3 triệu người hưởng qua tài khoản cá nhân phải chi trả trong ngày tại 38 địa bàn tỉnh, thành phố.Đối với những người chưa nhận được, cơ quan BHXH đang tiếp tục phối hợp với các ngân hàng và người hưởng xác nhận lại thông tin tài khoản cá nhân để đảm bảo người hưởng sẽ nhận được tiền lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian sớm nhất.25 địa bàn tỉnh, thành phố còn lại sẽ tiếp tục thực hiện chi trả theo lịch chi trả đã được thông báo đến người hưởng.Theo Quyết định 391/QĐ-BTC, BHXH Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. Cùng đó, tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.Honda SH Ý đã qua sử dụng 13 năm rao giá hơn 160 triệu đồng
Chung tay cùng Chính phủ hiện thực hóa mục tiêu không có tử vong do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2045, cũng như mục tiêu toàn cầu của Honda là giảm một nửa số ca tử vong do va chạm giao thông vào năm 2030 và không có tử vong do va chạm giao thông liên quan đến xe máy và ô tô Honda vào năm 2050, HVN đã quyết định trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 trên toàn quốc trong năm học 2024 - 2025. Chương trình có sự phối hợp của Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GD-ĐT.Chương trình nhiều ý nghĩa này cũng xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong việc bảo vệ người tham gia giao thông. Đặc biệt, với học sinh lớp 1, lứa tuổi đang hình thành nhận thức thì việc tạo cho các em thói quen luôn đội mũ đạt chuẩn khi ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện là vô cùng cần thiết. Quyết định trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong năm học 2024 - 2025 của HVN hướng tới mục tiêu hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm của người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tại Việt Nam, hướng tới nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn lên 100%; nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh và phụ huynh, thông qua các hoạt động đào tạo và truyền thông; phối hợp với Chính phủ đẩy mạnh kiểm soát và xử lý vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán và sử dụng mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn kỹ thuật tại các địa phương.Từ khi phát động chương trình vào tháng 9.2024, hơn 1.000 sự kiện đã được tổ chức cho hơn 14.000 điểm trường trên toàn quốc và tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh lớp 1; gần 1,7 triệu học sinh và 300.000 phụ huynh đã được đào tạo kiến thức ATGT.Theo HVN, đơn vị này kỳ vọng việc trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo ATGT cho học sinh và phụ huynh sẽ góp phần tích cực nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh và phụ huynh trên toàn quốc, hướng tới xã hội giao thông an toàn và văn minh tại Việt Nam.Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo kiến thức ATGT cho học sinh và phụ huynh trên toàn quốc năm học 2024 - 2025 là bước tiếp nối của Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, do HVN, Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GD-ĐT phối hợp triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Đến nay, gần 10,3 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn đã được HVN trao tặng cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc.
Thủ tướng yêu cầu 'nới' visa để đột phá du lịch
Vụ tai nạn ô tô thương tâm xảy ra vào chiều 30.1.2025 trên Quốc lộ 21, đoạn qua phường Nam Vân, TP.Nam Định, khi một xe ô tô 7 chỗ chở 9 người bất ngờ lao xuống mương nước. Sự cố đau lòng này đã khiến 7 người thiệt mạng tại chỗ. Điều tra ban đầu cho thấy, xe ô tô không va chạm với phương tiện nào khác mà tự đâm vào lan can đường và rơi xuống mương.Sự cố này một lần nữa cảnh báo về mức độ nguy hiểm của tai nạn liên quan đến xe ngập nước. Khi ô tô rơi xuống nước, nếu không kịp thời xử lý, nạn nhân có thể bị mắc kẹt do áp suất nước bên ngoài gây khó khăn cho việc mở cửa, khiến nước nhanh chóng tràn vào khoang lái. Để tăng khả năng sống sót, người lái và hành khách cần nắm vững các kỹ năng thoát hiểm quan trọng.Giữ bình tĩnh là một trong những điều tiên quyết cần phải làm khi xe bị rơi xuống nước. Khi xe bắt đầu chìm, nước sẽ dần lấp đầy khoang xe, khiến áp suất bên trong và bên ngoài cân bằng. Khi đó, cửa xe có thể được mở dễ dàng hơn. Nếu không thể mở cửa ngay lập tức, hãy tìm cách hạ kính xuống càng sớm càng tốt để tạo lối thoát. Trong trường hợp hệ thống điện bị vô hiệu hóa, dụng cụ phá kính chuyên dụng như búa phá kính sẽ là cứu cánh quan trọng. Nên đập vào góc kính cửa sổ để giúp phá kính nhanh hơn.Một sai lầm phổ biến là cố gọi cứu hộ ngay khi xe vừa rơi xuống nước. Thực tế, thời gian thoát ra chỉ tính bằng giây nên cần ưu tiên hành động thay vì chờ đợi trợ giúp. Nếu trong xe có trẻ em hoặc người già, hãy giúp họ thoát ra trước bằng cách hướng dẫn bơi hoặc bám vào vật nổi. Sau khi thoát khỏi xe, cần nhanh chóng bơi đến bờ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh.
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Thực hư thông tin 'bố cắt cổ 2 con rồi tự tử' ở Thái Bình
Trong tháng 1.2024, Hội đồng quản trị đã phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi giai đoạn 2024-2028. Quyết tâm bứt phá, SHB xác định mục tiêu chiến lược trong 5 năm đầy thách thức trở thành ngân hàng top đầu về hiệu quả. Nhiều chương trình sẽ được triển khai trên mọi mặt hoạt động của ngân hàng.