Qualcomm công bố nền tảng Snapdragon 8s Gen 3
Xem nhanh 12h ngày 15.3 có những nội dung chính sau:Câu chuyện về sản phẩm kẹo rau củ Kera với lời quảng cáo 'một viên kẹo tương đương một đĩa rau' vẫn đang làm chủ đề dư luận bàn tán xôn xao bởi những người liên quan đều là những gương mặt nổi tiếng trên mạng xã hội. Sau thông tin về kết quả kiểm định lại cho thấy hàm lượng chất xơ trong kẹo không như lời giới thiệu, nhiều người đặt nghi vấn về tính trung thực của quảng cáo và yêu cầu làm rõ trách nhiệm của những người nổi tiếng. Trước áp lực dư luận, trong những người liên quan, người thì đăng bài xin lỗi, người thì tổ chức họp báo, cúi đầu nhận sai. Tuy nhiên câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết vì buổi họp báo chưa được cấp phép. Trong diễn biến mới nhất vào tối qua thì phía công ty sản xuất sản phẩm kẹo rau này đã có bài thông báo chính sách hoàn tiền cho khách hàng.Theo thông tin mới từ đài CNN, giá vàng quốc tế đã chạm mốc lịch sử 3.005 USD/ounce trong ngày 14.3 dù sau đó giảm lại xuống dưới 3.000 USD/ounce. Việc giá vàng tăng mạnh là một trong nhiều tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo ngại về viễn cảnh kinh tế Mỹ. Còn tại thị trường trong nước, cú tăng ngoạn mục của giá vàng trong 2 ngày qua đã khiến từ khóa "giá vàng" được tìm kiếm vượt bậc. Không chỉ là những người mua vàng đầu tư, cất giữ quan tâm mà nhiều người khác cũng tò mò tìm hiểu vì sao mà giá vàng lại tăng cao đến vậy. Giá vàng nhẫn và vàng miếng trên thị trường trong nước có lúc đã chạm mốc 96,5 triệu đồng/lượng, tức là chỉ còn cách mức 100 triệu đồng đâu đó khoảng hơn 3 triệu nữa. Vậy liệu mức giá 100 triệu đồng/lượng vàng có khả năng xảy ra không?Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 16.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.Hải Phòng: Khai bút, viết thư pháp tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".
Chiều tối 2.1, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh vừa có thêm 4 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.Trước đó, ngày 31.12.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024 cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật.Trong đó, Quảng Nam có 4 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm: bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi (được lưu giữ tại kho hiện vật Bảo tàng Quảng Nam) cùng 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đông Sơn thuộc sở hữu của ông Lương Hoàng Long (ở P.Cẩm Phô, TP.Hội An, Quảng Nam).Các bảo vật mới được công nhận đợt này đều là các hiện vật gốc, độc bản với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, độc đáo.Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (TX.Điện Bàn, Quảng Nam).Nhóm khuyên tai gồm 4 khuyên tai chất liệu vàng, tiết diện hình tròn, toàn thân có ren xoắn, có khe hở ở thân. Nhóm hạt chuỗi gồm 104 hạt chuỗi vàng có hình dáng như 2 hình nón cụt úp vào nhau, chính giữa thân nối thành đường gờ, 2 đầu phẳng và có lỗ xuyên dọc thân.Các hạt chuỗi vàng hoặc dát vàng có thể được làm bằng phương pháp dập khuôn bao ngoài, dập lỗ bên trong tạo thành hạt chuỗi rỗng ruột…Các hiện vật có niên đại từ thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên, được phát hiện từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi năm 2002 - 2004.Báo Thanh Niên từng có bài viết "Cư dân cổ Sa Huỳnh từng rất giàu có" khi giới thiệu bộ trang sức đặc biệt này, thời điểm UBND tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị công nhận đây là bảo vật quốc gia.Trong khi đó, qua thẩm định, cả 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn và thạp đồng Đông Sơn của ông Lương Hoàng Long đều thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại thế kỷ 4-3 trước Công nguyên đến thế kỷ 1-2 trước Công nguyên.Hai hiện vật này có giá trị cao trong việc nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, góp phần phục dựng lịch sử cổ đại của đất nước từ kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần của ông cha ta.Đây cũng là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Điều này cũng góp phần khẳng định trình độ văn hiến của cư dân Đông Sơn đã khá cao so với các cư dân Đông Nam Á đương thời.Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam có 7 bảo vật quốc gia đơn lẻ và bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi (108 đơn vị hiện vật).Ông Nguyễn Thanh Hồng cho hay, việc công nhận bảo vật quốc gia cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; đồng thời khẳng định giá trị văn hóa của địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh và tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa cho tỉnh nhà.Điều này cũng cho thấy tầm nhìn chiến lược của địa phương trong việc quảng bá văn hóa và thu hút du lịch; thể hiện nỗ lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương; phản ánh sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền và người dân trong công tác bảo tồn di sản."Việc công nhận bảo vật quốc gia là minh chứng cho sự phong phú của lịch sử và văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới", ông Hồng nói.
Đồ Sơn sắp khai thác bãi tắm công cộng Vụng Hương
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.