Cạnh tranh ở nơi xa
Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra lệnh bắt khẩn cấp Võ Duy Tân (27 tuổi, quê Tiền Giang, tài xế công nghệ), Võ Văn Long (56 tuổi), Nguyễn Ngọc Long (45 tuổi) và Trần Văn Minh (56 tuổi, cùng ở Q.Bình Thanh, tài xế xe ôm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là động thái khẩn trương của cơ quan điều tra liên quan vụ TP.HCM: Làm rõ vụ nhiều tài xế hỗn chiến trước Bệnh viện Q.Bình Thạnh, xảy ra hôm qua (ngày 9.1).Theo điều tra ban đầu, khoảng 9 giờ 20 phút ngày 9.1, khi trả và đón khách trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh, Tân xảy ra mâu thuẫn, xô xát và dùng dao tấn công Ngọc Long khiến tài xế xe ôm này bị thương ở tay. Sau đó, Tân bỏ đi.20 phút sau, khi thấy Tân quay lại thì Ngọc Long cùng Minh và Văn Long đã dùng hung khí là gậy tre truy đuổi và tấn công Tân để trả đũa. Lúc này, Tân dùng dao chống trả. Vụ hỗn chiến gây náo loạn khu vực cổng bệnh viện, làm nhiều người khiếp sợ.Nhận được tin báo, Công an P.1 cùng các đội nghiệp vụ Công an Q.Bình Thạnh đã truy xét, đưa 4 tài xế nói trên về trụ sở. Tại cơ quan công an, 4 người này khai nhận tham gia vụ hỗn chiến như trên.Xét thấy vụ việc gây ảnh hưởng đến trật tự trước khu vực cổng bệnh viện, cần xử lý nghiêm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh đã ra lệnh bắt khẩn cấp nhóm tài xế trên về hành vi gây rối trật tự công cộng.Mãn nhãn với Mitsubishi Triton ‘trèo đèo lội suối’ giữa lòng Hà Nội
Hãng AFP ngày 7.3 đưa tin xung đột dữ dội giữa lực lượng an ninh Syria với những tay súng trung thành của cựu Tổng thống Bashar al-Assad khiến ít nhất 48 người thiệt mạng.Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, đụng độ tại thành phố Jableh và các làng lân cận ở Syria là "các cuộc tấn công ác liệt nhất" tại Syria chống lại chính quyền mới kể từ khi ông Assad bị lật đổ vào tháng 12.2024.Theo đó, các vụ đọ súng đã làm thiệt mạng 16 nhân viên an ninh và 28 tay súng ủng hộ ông Assad, cùng 4 dân thường.Cuộc xung đột xảy ra ở tỉnh Latakia ven Địa Trung Hải, khu vực sinh sống của cộng đồng thiểu số Alawite của vị tổng thống bị lật đổ, nơi được coi là thành trì ủng hộ trong suốt thời gian ông cầm quyền.Quan chức an ninh Mustafa Kneifati tại Latakia nói rằng trong "một cuộc tấn công được lên kế hoạch và tính toán kỹ lưỡng, một số nhóm tàn quân của ông Assad đã tấn công các vị trí và trạm kiểm soát của chúng tôi, nhắm vào nhiều cuộc tuần tra của chúng tôi ở khu vực Jableh".Ông cho biết lực lượng an ninh sẽ "làm việc để loại bỏ sự hiện diện của [nhóm chống đối]", khôi phục sự ổn định trong khu vực và bảo vệ tài sản của người dân.Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, hầu hết nhân viên an ninh thiệt mạng đều đến từ Idlib, thành trì cũ của lực lượng quân sự đối lập trước đây ở phía tây bắc.
Bệnh viện FV đem Hy Vọng đến cho người bệnh ung thư
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Nhà trường cung cấp
Nghệ sĩ cải lương Chí Tâm đưa vợ đến mừng 'Sáng đèn' trở lại rạp
Một số địa điểm cắm trại như: Binifarm tại H.Củ Chi, chụp ảnh tết tại Bảo tàng Áo dài (TP.Thủ Đức), những quán cà phê trang trí bắt mắt ở khu Bắc Hải, Q.10 (TP.HCM)… là lựa chọn thú vị cho người trẻ trong ngày nghỉ Tết Dương lịch.Vừa kết thúc Giáng sinh, một số quán cà phê tại khu cư xá Bắc Hải (Q.10, TP.HCM) đã trang trí không gian đậm chất Tết Nguyên đán. Tại một quán cà phê nằm ở khúc giao giữa đường Hồng Lĩnh và Hương Giang, Q.10, không khí tết dường như đã tràn về. Không gian trước quán được trang trí bằng hoa giấy Thanh Tiên đặc trưng của xứ Huế, kết hợp với sắc mai vàng rực rỡ và đào hồng tươi thắm, tạo nên một bức tranh mùa xuân đầy sắc màu. Bên cạnh đó, những câu đối đỏ truyền thống cũng được treo ở các góc quán, góp phần mang đến một không gian ấm cúng và đậm chất tết cổ truyền. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng không khí tết sớm ngay giữa lòng thành phố.Đỗ Tú Trinh, 26 tuổi, sinh sống tại 141 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: “Nếu không biết đi đâu vào dịp Tết Dương lịch, thì những quán cà phê được trang trí đậm chất xuân như thế này là lựa chọn hoàn hảo. Chúng mình vừa có thể chụp hình với không gian tết, vừa trò chuyện, thưởng thức cà phê".Đang chụp hình tại một quán cà phê trên đường Hòa Hưng (Q.10), Lê Thị Thanh Hương, sinh viên Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, cảm thấy lòng nôn nao mong đến tết. Hương cho biết sẽ chọn một buổi thư giãn cùng bạn bè tại quán cà phê quen thuộc vào dịp Tết Dương lịch. "Chúng mình sẽ trò chuyện, tận hưởng ngày nghỉ nhẹ nhàng và sau đó đi ăn uống cùng nhau", Hương nói. Hương cho rằng lịch trình này rất phù hợp vì không chỉ giúp thư giãn, vui chơi mà còn không quá tốn sức, ảnh hưởng đến công việc vào ngày hôm sau.Đối với nhiều người trẻ như Hương, Tết Dương lịch không nhất thiết phải là những chuyến du lịch hay các hoạt động náo nhiệt. Thay vào đó, họ tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn, gần gũi bên bạn bè, gia đình tại các quán cà phê trang trí đẹp mắt.Hương chia sẻ thêm mặc dù chỉ được nghỉ một ngày, nhưng với lịch trình như vậy cảm thấy không quá mệt mỏi và có thể bắt đầu lại công việc vào ngày hôm sau để tinh thần thoải mái. "Đây là sự lựa chọn của không ít bạn trẻ hiện nay, một ngày nghỉ nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy đủ niềm vui", Hương nói.Chỉ 1 giờ đồng hồ lái xe từ trung tâm TP.HCM, Bảo tàng Áo dài (TP.Thủ Đức) là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh tết, tận hưởng không gian xanh mát. Nguyễn Ánh Ngọc (25 tuổi), một người chụp ảnh tự do sinh sống tại Q.7 (TP.HCM), cho biết bảo tàng này mở cửa từ 8 giờ 30 đến 17 giờ 30, giá vé 50.000 đồng cho người lớn và tốn thêm 5.000 đồng gửi xe. "Bảo tàng có rất nhiều góc đẹp để chụp ảnh, từ bộ sưu tập áo dài truyền thống đến không gian được thiết kế tinh tế, tạo nên những bức hình đậm chất văn hóa Việt", Ngọc nói. Ngọc cho biết không chỉ có các khu vực trưng bày áo dài, bảo tàng còn sở hữu không gian sân vườn rộng lớn với nhiều cây xanh, hoa cỏ. Đây là nơi lý tưởng để người trẻ thư giãn và thưởng thức không khí trong lành cho ngày nghỉ Tết Dương lịch.Cũng cách trung tâm thành phố khoảng 1 giờ đồng hồ lái xe, Binifarm tại H.Củ Chi (TP.HCM) là địa điểm cắm trại về trong ngày thú vị mà người trẻ có thể cân nhắc trong dịp nghỉ Tết Dương lịch. Đã có một ngày trải nghiệm tại đây Nguyễn Thanh Dương, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết giá vé vào cổng là 250.000 đồng, ngày cuối tuần có thể là 300.000 đồng. Theo Dương, tại đây có thể được thuê liều, một phần nước uống miễn phí và trải nghiệm hái trái cây, bắn cung, tham quan vườn thú...