Nữ chính phim 18+ 'Bridgerton' trả lời cao tay với bình luận ác ý về ngoại hình
Chiều 16.1, đại diện Viện KSND TP.HCM luận tội và đề nghị mức án đối với 13 bị cáo khác trong vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP.HCM (Trung tâm R&D), Công ty T.S.T, Sở KH-ĐT và các đơn vị liên quan.Theo cáo trạng, năm 2016, TP.HCM triển khai 2 dự án công nghệ, gồm dự án đầu tư nâng cấp và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi cơ điện tử (tức dự án Mems) và dự án trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ công tác bảo tồn, lai tạo, phát triển nguồn giống nấm phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường (hay dự án Nấm).Trung tâm R&D là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM là chủ đầu tư dự án Mems. Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM là chủ đầu tư dự án Nấm.Đại diện Viện KSND TP.HCM khẳng định, bị cáo Hoàng Minh Bá (cựu Giám đốc Công ty T.S.T) giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo cấp dưới để “thông thầu”, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỉ đồng. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Bá từ 8 - 9 năm tù. Các đồng phạm giúp sức cho bị cáo Bá "thông thầu", Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 3 - 9 năm tù. Đối với 2 cựu lãnh đạo tại Sở KH-ĐT TP.HCM, cựu Phó giám đốc Trần Thị Bình Minh và bị cáo Phan Tất Thắng (cựu Phó trưởng phòng Kinh tế) vì vụ lợi đã ký các quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán hai dự án không đúng với quy định, giúp bị cáo Bá gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỉ đồng.Sau khi Công ty T.S.T trúng thầu, bị cáo Minh đã nhận của Bá 1 tỉ đồng, Thắng nhận 350 triệu đồng.Vì vậy, Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Trần Thị Bình Minh từ 7 - 8 năm tù, bị cáo Thắng từ 4 - 5 năm tù.Về trách nhiệm dân sự, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX buộc Hoàng Minh Bá bồi thường hơn 39 tỉ đồng cho Trung tâm R&D, và Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.Sau phần luận tội, luật sư đang lần lượt bào chữa cho các bị cáo. Tháng 7.2024, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Thị Bình Minh 7 năm 6 tháng tù, Phan Tất Thắng 4 năm 6 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm liên quan đến Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.Xây dựng khu đô thị mới Phủ Hà vốn đầu tư hơn 640 tỉ đồng
"LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho dịch vụ này với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 với tổng giá trị là 51,5 triệu USD", ông Bảo nhấn mạnh.
Việt Nam thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Belarus
Khác với những số phát sóng trước đó, khách mời của The Khang Show tập 103 không phải nghệ sĩ mà là "kình ngư" Ánh Viên. Trong chương trình này, Ánh Viên mang đến câu chuyện về hành trình từ một cô bé đam mê bơi lội ở vùng sông nước miền Tây đến khi trở thành một trong những "gương mặt vàng" của làng thể thao Việt Nam. Theo Ánh Viên, từ nhỏ cô đã được ông nội dạy bơi và đến khi học tiểu học cô rất thích tham gia cuộc thi bơi qua sông do trường học tổ chức. "Lúc đó, trường học của tôi thường tổ chức cuộc thi bơi qua sông và ngày nào đi học tôi cũng đem theo một bộ đồ, chỉ đợi khi nào thầy kêu đi thi là tôi sẵn sàng tham gia. Tôi nhớ mình phải chờ rất lâu vì phải canh theo con nước thì mới thi được", cô nói.Bên cạnh đó, Ánh Viên còn tiết lộ ông bà và ba mẹ đều khá phân vân khi cô quyết định trở thành vận động viên bơi lội. Tuy nhiên, nhờ sự thuyết phục của thầy cô nên gia đình của Ánh Viên đã đồng ý. Trong thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Ánh Viên phải ăn rất nhiều để có đủ sức khỏe tập luyện với cường độ cao. "Có lúc tôi mệt chỉ muốn uống nước, nhưng vẫn bị ép ăn một tô to. Lúc đó, tôi tưởng tượng mình như một chiếc máy xay sinh tố, bỏ đồ ăn vào là xay thôi", cô hài hước kể lại.Lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Ánh Viên quyết định giải nghệ vì nhiều lý do. Theo đó, cô muốn hoàn thành việc học còn dở dang, khám phá cuộc sống bên ngoài và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi huấn luyện viên khiến cô cảm thấy không còn hòa hợp. "Năm 2020, tôi có làm việc với một huấn luyện viên khác, thầy không biết được điểm mạnh của tôi nên sau đó tôi phải tự luyện tập khoảng một năm rưỡi nữa. Tôi mong muốn mình đạt được thành tích như trước cộng thêm nhiều áp lực bên ngoài khiến tôi chịu không nổi. Vì vậy, tôi muốn dừng lại và chuyển sang hoạt động khác. Lúc đó, tôi tập luyện nhiều lắm nên chưa biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi khát khao sống một cuộc sống bình thường", cô nói. Khi MC Nguyên Khang hỏi cô có tiếc nuối vì giải nghệ ở thời điểm sự nghiệp đang phát triển, Ánh Viên nói rằng cô chỉ cảm thấy tiếc bởi lúc đó cô không có đủ điều kiện để làm tốt hơn. Nhưng cô không muốn quay lại con đường cũ vì cô đã cân nhắc kỹ quyết định của mình. Ngoài ra, Ánh Viên còn tiết lộ vào năm 2021 cô đã bán chiếc xe máy của người hâm mộ tặng để thành lập câu lạc bộ bơi lội. Cô tâm sự: "Lúc đó, tôi chưa có kinh phí để làm nên đành phải bán xe. Còn những phần tiền thưởng từ các giải đấu thì hầu hết tôi đều gửi về cho ba mẹ. Tôi không muốn xin ba mẹ và việc bán xe cũng giúp tôi có thêm động lực để mở câu lạc bộ. Ngoài ra, tôi cũng biết là năm sau ba sẽ mua xe mới cho mình". Sau khi giải nghệ, Ánh Viên sống trong căn hộ ở quận 9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) do một khán giả tặng và làm thêm công việc huấn luyện viên dạy bơi cho một trường quốc tế ở quận 7 (TP.HCM). Song song đó, Ánh Viên còn tích cực thực hiện những clip hướng dẫn kỹ thuật bơi để đăng tải trên mạng xã hội. Theo nữ kình ngư 29 tuổi, để thực hiện được những video đăng tải trên TikTok, cô cần nhiều người hỗ trợ từ khâu kịch bản cho đến quay dựng. Nói về hành trình bắt đầu tham gia sáng tạo nội dung số, Ánh Viên cho biết: "Lúc đầu tôi cũng khá ngại ngùng vì mình sống khép kín. Nhưng nhờ có các bạn động viên rằng phải làm clip như thế thì mọi người mới biết học bơi rất tốt, từ đó biết đến câu lạc bộ của mình, nên tôi đã cố gắng thích nghi". Tuy nhiên, Ánh Viên vẫn thích mọi người biết đến mình qua hình ảnh cô giáo dạy bơi hơn là một nhà sáng tạo nội dung.
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
Ngoại hạng Anh đang trải qua một giai đoạn lạ lùng, hấp dẫn chưa từng thấy!
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.