Cách giấu bài của ông Park Hang-seo
Theo Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, thác Prenn được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1998, cùng với thác Cam Ly (Đà Lạt).Mai Phượng: Quyết học cải lương để thế vai mà nghệ sĩ Thanh Thủy ‘không dám diễn’
Ngày 16.1, sau khi lấy lời khai của các nghi phạm bơm hút cát trái phép trên lòng hồ Dầu Tiếng, Cục CSGT (Bộ Công an) đã bàn giao vụ việc cùng tang vật cho Công an H.Hớn Quản (Bình Phước) tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Trước đó, vào tối 14.1, Cục CSGT và Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra trên lòng hồ Dầu Tiếng, phát hiện 9 người trên 3 chiếc sà lan không số hiệu, đăng kiểm đang bơm hút cát trái phép (bơm hút cát ngoài thời gian được quy định) trên lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận H.Tân Châu (Tây Ninh).Qua lấy lời khai những người thực hiện bơm hút cát trái phép khai nhận đã được Hồ Xuân Thọ (42 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất, Thương mại Phú Thọ (H.Hớn Quản, Bình Phước) thuê làm việc bơm hút cát sau đó mang về tập kết tại bãi cát của công ty ở H.Hớn Quản.Qua kiểm tra, công an đã bắt giữ 3 sà lan với tổng cộng khoảng 120m3 cát đã được bơm hút lên sà lan chuẩn bị đưa về bãi tập kết. Các nghi phạm khai nhận mỗi sà lan thực hiện 2 lần bơm hút cát trong 1 ngày khoảng thời gian từ 17-21 giờ.Hồ Dầu Tiếng có diện tích trên 270km2 nằm trên địa bàn H.Dầu Tiếng (Bình Dương); H.Dương Minh Châu, H.Tân Châu (Tây Ninh) và H.Hớn Quản (Bình Phước).Hồ Dầu Tiếng chứa 1,58 tỉ m3 nước ngọt, được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và phòng, giảm lũ; cải thiện môi trường; chống xâm ngập mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An và TP.HCM.Tháng 11.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định đưa hồ Dầu Tiếng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ; đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình hồ Dầu Tiếng.
3 điểm check in mới, độc, lạ sang chảnh, hút khách trong dịp nghỉ lễ này
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Nguyễn Thiên Phát (35 tuổi), ngụ Q.6, cho biết đây là cách "giải nhiệt" khá lý tưởng trong mùa nắng nóng năm nay. Cuối tuần, Phát tìm đến câu lạc bộ chèo SUP cùng bạn gái, chọn trang phục nhẹ nhàng và chèo đến hơn 2 giờ mới kết thúc.
Vì sao người Pháp thành lập thương điếm tại Côn Đảo?
Theo kế hoạch trước đó, Phạm Thoại có buổi livestream bán hàng vào ngày 28.2. Tuy nhiên những ngày qua, vụ ồn ào kêu gọi hỗ trợ bé Bắp của TikToker 9X vấp phải những tranh luận từ cộng đồng mạng. Ngoài những hoài nghi về số tiền đã kêu gọi được, nhiều người còn đồn đoán rằng lùm xùm vừa qua là chiêu trò để tạo sức hút cho chương trình bán hàng lớn của Phạm Thoại sắp tới. Khi thông báo hủy phiên livestream này, Phạm Thoại cũng nói rõ lý do: “Mình không muốn bất kỳ ai hiểu lầm rằng drama (ồn ào) này là chiêu trò để kéo lượt xem cho phiên livestream. Vì vậy, mình quyết định hủy buổi mega live ngày mai. Cảm ơn nhãn hàng đã thấu hiểu và ủng hộ quyết định này. Cảm ơn mọi người đã quan tâm”. Trước đó, trong một talkshow, Phạm Thoại từng công bố có phiên livestream anh đạt doanh thu 58 tỉ đồng. Đối với TikToker, đó là con số lớn đến mức “không ai tin”. “Đó là phiên live kéo dài khoảng 36 tiếng. Đây là phiên live kỷ lục, từ xưa đến nay tôi chưa từng làm với nhiều mặt hàng khác nhau như quần áo, đồ gia dụng, đồ ăn… Thông thường các KOC lấy trung bình 10% hoa hồng nên 58 tỉ thì tôi cũng được 5,8 tỉ rồi”, anh chia sẻ.Liên quan đến ồn ào từ thiện, tối 25.2, Phạm Thoại tiến hành livestream để làm rõ số tiền kêu gọi mọi người ủng hộ bé Bắp. Vụ việc thu hút hơn nửa triệu người xem cùng lúc. Dù cùng với mẹ bé Bắp giải đáp những thắc mắc của cư dân mạng song những chia sẻ của cả hai chưa hoàn toàn thuyết phục người xem. Một số cư dân mạng thắc mắc vì trong một lần chia sẻ với báo chí, chị Hòa (mẹ bé Bắp) nói bản thân bán hàng online nên có thu nhập cho con trai đầu học trường quốc tế, song ở buổi phát trực tiếp, chị lại không biết kiểm tra biến động số dư hay chia sẻ về việc chi phí cho con trai lớn đi học đến từ người chị của mình. Nhiều người xem yêu cầu mẹ của bé Bắp công khai số dư tài khoản cá nhân để vụ việc được giải quyết. Chưa kể, cư dân mạng cũng mong cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ thay vì người trong cuộc chỉ lên tiếng rồi ồn ào vẫn chưa thể chấm dứt.