Thịt quay Hà Nội gợi nhớ bóng hình cha
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Ô tô bán tải 'giành' làn xe máy và cái kết khiến dân mạng 'hả hê'
Theo ban tổ chức, Đại hội TDTT tỉnh Bình Định năm nay có sự tham gia của 16 đơn vị, gồm: 11 huyện, thị xã, thành phố và Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn. Đến nay, Đại hội TDTT toàn tỉnh năm 2022 đã tổ chức thi đấu thành công 10/16 nội dung theo kế hoạch. Vòng chung kết sẽ tổ chức thi đấu các môn: Điền kinh, bơi lội, võ cổ truyền, ném lao, đẩy gậy, bắn nỏ.
Bạn đọc viết: Bán hàng 'không nói hai lời' ở thác Bản Giốc
Người phụ nữ 36 tuổi đã tìm đến Reddit để xin lời khuyên và mọi người khuyên cô nên từ bỏ mối quan hệ này.
Thông thường, các tỉnh miền Đông luôn là nơi nắng nóng nhất khu vực Nam bộ. Thế nhưng, cập nhật mới nhất của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Ngày 29.3, nắng nóng xuất hiện trên diện rộng ở miền Đông, miền Tây có nơi nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận ở miền Đông tại Biên Hòa (Đồng Nai) và Sở Sao (Bình Dương) cùng 36 độ C. Trong khi đó, ở miền Tây nhiệt độ cao nhất lên tới 36,6 độ C tại Vĩnh Long. Nắng nóng, độ ẩm tương đối thấp từ 40 - 55%.
Văn hóa công sở: Gen Z tìm việc vì lương hay vì đam mê?
Chiều 4.3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị lần thứ 3 để hiệp thương cử bổ sung Ủy viên Ủy ban và Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định khóa 12, nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, 100% đại biểu tham dự đã biểu quyết thống nhất cao, hiệp thương cử bổ sung 3 Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định khóa XII, gồm: Bà Lê Bình Thanh, Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy Bình Định; ông Đinh Văn Lung, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh; bà Nguyễn Thị Thúy Hồng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định.Sau đó, bà Lê Bình Thanh được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Đinh Văn Lung giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, khóa 12.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Lê Bình Thanh, tân Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, cảm ơn sự tín nhiệm, tin tưởng giao nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định."Trên cương vị công tác mới, tôi hứa sẽ không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công", bà Thanh nói.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định, chúc mừng các lãnh đạo được hiệp thương cử bổ sung, thay thế Ủy viên Ủy ban, giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, khóa 12.Ông Toàn đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định sớm phân công lại nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Thường trực, đảm bảo công việc thông suốt, đạt hiệu quả cao nhất; nhanh chóng đề xuất các cấp có thẩm quyền kiện toàn lại tổ chức Đảng của MTTQ Việt Nam tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan chuẩn bị các phương án sắp xếp, tinh gọn một lần nữa theo mô hình mới, sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai.