‘Mưa vàng’ giải nhiệt cơn sốt giá cà phê
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.Top 5 mặt nạ hot nhất mùa hè để hạ nhiệt và phục hồi cho da
Không khác gì so với những con đường, tuyến phố lớn được trang trí tết bắt mắt, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Ở góc nhỏ của nhiều con hẻm hiện nay cũng trở nên sống động và rực rỡ không kém. Góc tết nhỏ ở hẻm không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn trở thành nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, khi người dân chung tay trang trí, làm đẹp để đón Tết Ất Tỵ.Dạo quanh một vòng các con hẻm như: 100 đường Trần Hưng Đạo, 168 đường Nguyễn Thái Bình, 245 đường Nguyễn Trãi (Q.1), 115 đường Nguyễn Công Hoan (Q.Phú Nhuận), 59 đường Trần Quang Diệu (Q.3)… mới thấy không khí tết ở hẻm ấm áp lạ thường. Tuy mỗi con hẻm được trang trí tiểu cảnh khác nhau, nhưng tựu trung lại đều đậm chất tết với những cành mai, cành đào, bánh tét, bánh chưng, khung cảnh tết xưa và nay…Bà Phan Thị Cẩm Hồng, Trưởng khu phố 9, P.Nguyễn Thái Bình (Q.1, TP.HCM) cho biết từ ngày 14.1 nhiều người dân trong khu phố đã cùng lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện. Sau vài ngày, khu vực đầu hẻm 168 đường Nguyễn Thái Bình cũng đã hoàn thành việc trang trí cho Tết Ất Tỵ năm nay. Bà Hồng nói thêm, không gian ở hẻm 168 năm nay được tái hiện không khí tết xưa. Trong đó, sẽ bài trí ti vi cũ, bình trà, cùng nhiều vật dụng của thời điểm cách đây hàng chục năm. Cạnh bên là gánh lúa, nếp và đậu xanh đều là những mặt hàng thật được đặt tại đây. Những ý tưởng này theo bà đến từ những người trẻ khi bắt tay thực hiện. "Nhờ không gian này mà khi ai ra vào đều cảm nhận được sự nồng ấm, không gian chụp ảnh và nhất là nhắc nhở cho bà con là tết đang đến gần", bà Hồng chia sẻ.
Úc, Anh, Canada ngày càng kém hấp dẫn với du học sinh, vì sao?
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện về 2 người "anh hùng không mặc áo choàng" cứu người phụ nữ té sông bằng phao chuối.Theo bài đăng, câu chuyện xảy ra tại cầu Lớn, thuộc xã Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM), hai người đàn ông dũng cảm lao xuống sông cứu người phụ nữ. Đáng chú ý là một trong hai người không biết bơi nên đã nhanh trí dùng cây chuối làm phao cứu người. Nhờ sự nhanh trí của 2 người đàn ông mà người phụ nữ được đưa vào bờ an toàn. Người trong cuộc nói gì?Trưa 10.2, ông Trần Phong Sương trên đường từ Long An về ngang qua cầu Lớn thấy nhiều người đang đứng cầm điện thoại quay phim ở hai bên kênh An Hạ nên tấp vào hỏi xem có chuyện gì. "Có người chết trôi", 1 người dân trả lời. Nhìn khoảng cách từ cầu đến bóng người dưới dòng nước cách xa khoảng 200 - 300 mét, ông Sương chạy xe rà rà theo bờ kênh.Đến khoảng đất trống, ông Sương nhìn thấy người phụ nữ còn chới với trên dòng nước trôi, đang kêu "Cứu tôi với"; nhưng trên bờ đoạn này chỉ có phụ nữ, trẻ em không ai dám lao ra.Trong tích tắc, nghĩ cứu người là quan trọng hơn hết, ông cởi áo, để hết giấy tờ, ví tiền và xe trên bờ lao ra phía bụi cây. Thấy bụi chuối có 3 cây, trong đó 1 cây ngã xuống nên ông nảy ra ý tưởng lấy thân cây chuối làm phao."Cây chuối thường khó giật vậy lắm, may sao có ai đã chặt đứt sẵn nên tôi giật xíu là ra. Ngay lúc đó có một anh đi ngang qua, tôi nói 'Anh anh giúp em cái, mình em không cứu được' nên 2 anh em bơi ra chặn theo hướng nước trôi, dùng phao từ cây chuối cứu người. Thấy người khác chơi vơi sinh tử, không cứu không được", ông Sương kể.Theo ông Sương, nói ông không biết bơi cũng không phải mà biết bơi cũng chưa đúng vì ông chỉ biết lội dưới nước. "Lúc đó tôi cởi áo rồi nên không có cây chuối vẫn lao xuống cứu người. Không biết động lực từ đâu, thấy người bị nạn thì nhảy xuống cứu, tới đâu hay tới đó. Giờ đưa tôi ra bờ kênh đó kêu tôi lội thì tôi không dám đâu", ông nói.Gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, ông Sương nghĩ lại vẫn chưa biết vì sao lại liều nhảy xuống dòng kênh cứu người dù đã rất lâu không lội nước. Khi ấy, trong đầu ông chỉ có duy nhất một suy nghĩ là phải cứu người nhanh nhất có thể. Có kinh nghiệm cứu người bị nạn, ông bình tĩnh tìm phương án phù hợp, dùng cây chuối làm phao chặn theo hướng dòng nước trôi để bảo đảm cứu được người mà không đuối sức
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…
Bùng nổ ngày Chung kết giải đấu Liên Quân Mobile Quốc tế - AIC 2023
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.