Mộng siêu cường bóng đá thế giới của Trung Quốc bị lạc lối
Với Taylor Swift, việc cô xuất hiện tại các sự kiện Super Bowl không còn là điều xa lạ trong vài năm qua, khi bạn trai hiện tại Travis Kelce chính là cầu thủ tấn công biên của đội Kansas City Chiefs. Năm ngoái, dù bận bịu với The Eras Tour tại Nhật Bản, cô vẫn dành thời gian để đến cổ vũ bạn trai.Năm nay, điều bất ngờ là khi máy quay chĩa vào giọng ca Blank Space, nhiều người hâm mộ của đội đối thủ là Philadelphia Eagles đã la ó phản đối, thể hiện sự chế giễu của mình.Phản ứng trước sự việc này, Taylor nhanh chóng nhìn sang những người bạn đi kèm, gồm rapper Ice Spice và chị em của nhóm nhạc HAIM, tỏ vẻ khó hiểu. Từ khuôn miệng, có thể đoán ra cô đã nói rằng "Cái quái gì thế?".Nhưng sau đó nữ ca sĩ cũng nhanh chóng bình tĩnh, nở một nụ cười và cho thấy rằng sự việc vừa qua không ảnh hưởng mấy đến bản thân mình.Tuy vậy, những người nổi tiếng khác lại lên tiếng bênh vực cô. Cựu vận động viên quần vợt Serena Williams - người là khách mời trong phần trình diễn giữa giờ của rapper Kendrick Lamar - đã tweet trên X rằng: "Tụi chị yêu em. Đừng nghe những lời la ó đó nhé!".Một vị khách khác cũng được bắt gặp trên khán đài là Tổng thống Donald Trump. Khi nhìn thấy ông trên màn hình lớn, đám đông lại tỏ ra thích thú và rất cuồng nhiệt.Tính đến nay, ông là tổng thống đương nhiệm đầu tiên tham dự trực tiếp trận Super Bowl. Trên nền tảng Truth Social của mình, ông cũng chia sẻ lại một bài viết của tài khoản có tên Libs of TikTok với nội dung "Trump được chào đón tại Super Bowl trong khi Taylor Swift thì bị la ó".Tiền vệ Patrick Mahomes của Chiefs nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo vào giữa tuần trước rằng: "Thật tuyệt khi được thi đấu trước một vị tổng thống đương nhiệm. Ông ấy là người đang ở vị trí cao nhất của nước Mỹ này". Bạn trai của Taylor Swift - Travis Kelce - cũng cho biết được chơi trước mặt tổng thống là "một vinh dự lớn". Anh nói: "Bạn biết đấy, bất kể tổng thống là ai thì tôi vẫn rất phấn khích vì đây là trận đấu lớn nhất trong cuộc đời mình. Và khi có tổng thống ở đó, trận đấu này cũng càng tuyệt hơn".Vài giờ trước khi đi đến đến trận đấu, Fox News đã phát sóng một phần cuộc phỏng vấn của ông Trump với người dẫn chương trình Bret Baier, trong đó ông dự đoán Chiefs sẽ giành chiến thắng, khen ngợi vợ của tiền vệ Patrick Mahomes và nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với công việc cắt giảm chi phí của chính phủ của Elon Musk.VNPT sẵn sàng cho việc tắt sóng 2G, không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Được ví như 'kho báu ẩn giấu', Sa Pa vào top thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới
Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (Công ty HURC - đơn vị vận hành) cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, lượng hành khách đi metro tăng cao, nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và mùng 2 âm lịch).Được sự thống nhất của Sở GTVT TP.HCM, để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong những ngày đầu xuân năm mới, Công ty HURC đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. Cụ thể từ hôm nay (31.1) đến 2.2, khung giờ từ 5 - 7 giờ 30 sẽ điều chỉnh thời gian giãn cách với tần suất 18 phút/chuyến; từ 7 giờ 30 - 8 giờ 40, giãn cách với tần suất 15 phút/chuyến; từ 8 giờ 40 - 9 giờ 40 giãn cách với tần suất 12 phút/chuyến; sau đó, từ 9 giờ 40 đến 22 giờ khi tàu ngưng chạy, cứ 10 phút sẽ có 1 chuyến tàu.Trước đó, sau ngày mùng 1 đầu năm mới đón rất nhiều khách du xuân, tuyến metro số 1 cũng đã được điều chỉnh tăng chuyến với tần suất 9 phút/chuyến chạy liên tục từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.2025 là mùa tết đầu tiên người dân thành phố có thể đến thăm đường hoa Nguyễn Huệ bằng tàu metro. Ngay từ thời khắc giao thừa, nhiều gia đình đã xếp hàng dài lên tàu metro vào trung tâm thành phố để xem bắn pháo hoa ở bến Bạch Đằng, sau đó tới du xuân tại đường hoa Nguyễn Huệ.Do đó, để tạo thuận lợi cho người dân, ban tổ chức đường hoa đã cập nhật danh sách 7 điểm tổ chức giữ xe máy trên vỉa hè, ga metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Người dân đi du xuân tại đường hoa Nguyễn Huệ có thể gửi xe ở vỉa hè đường Hàm Nghi, đoạn từ số 3 đường Hàm Nghi đến đường Tôn Đức Thắng; trước Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng trên đường Huỳnh Thúc Kháng; trước Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng trên đường Pasteur; trước công trình xây dựng thương xá Tax (cũ) đoạn từ đường Pasteur đến đường Nguyễn Huệ; khu vực giữ xe tại Nhà hát thành phố, Công trường Mê Linh và khu vực giữ xe tại ga metro Ba Son, ga metro Bến Thành.Giá giữ xe tại các ga metro dao động từ 4.000 - 6.000 đồng, gửi từ 12 tiếng giá sẽ là 10.000 đồng. Các bãi giữ xe vỉa hè bên trên giá giữ xe theo quy định.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.