$921
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của truc vtv2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ truc vtv2.Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của truc vtv2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ truc vtv2.Theo thông tin ban đầu, khoảng 12 giờ cùng ngày, ô tô 16 chỗ biển số 61C - 331.35 chạy trên đường số 55, hướng từ đường số 46 ra quốc lộ 1.Trong lúc băng qua giao lộ đường số 55 - đường số 48 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân), ô tô 16 chỗ xảy ra va chạm với xe máy biển số 65G1 - 470.82 do người đàn ông ngoài 35 tuổi cầm lái, chạy cắt ngang đường.Hậu quả, người đàn ông chạy xe máy bị húc văng xa nhiều mét, xe máy kẹt dưới gầm ô tô. Người đàn ông bị thương rất nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Tại hiện trường xe máy hư hỏng kẹt dưới gầm ô tô, ô tô 16 chỗ nứt kính chắn gió.Người dân sống tại khu vực cho biết, giao lộ đường số 55 - đường số 48 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) thường xuyên xảy ra các vụ va chạm, thắng gấp té ngã trong lúc băng qua giao lộ do không giảm tốc độ, thiếu quan sát. Vừa qua cơ quan chức năng cho lắp đặt hệ thống đèn vàng nhấp nháy tại giao lộ này để cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, tại thời điểm xảy ra sự cố trên, hệ thống đèn tại đây hoạt động không ổn định (đèn hoạt động, đèn không). Cũng theo người dân, khu vực này gần trường học nên cần được quan tâm, xử lý các tình huống, sự cố và có những giải pháp an toàn để người dân đi lại an tâm hơn.Nhận tin báo, Công an Q.Bình Tân đến xử lý hiện trường, trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra, làm rõ vụ tai nạn xe máy và ô tô 16 chỗ này. ️
Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm GPLX đã áp dụng được 1 tuần. Theo đó, vượt đèn đỏ bị CSGT phạt tới 20 triệu đồng. Trên các nhóm trao đổi về giao thông, nhiều người thắc mắc phải đi thế nào khi đèn vàng để không sai luật.Mới đây, khi tuần tra xử lý vi phạm tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, CSGT TP.HCM đã lập biên bản một số trường hợp rẽ trái khi đèn đỏ. Khi được hỏi, một số trường hợp giải thích: "thấy đèn vàng nên vượt".Ngay tại thời điểm trên, CSGT tuần tra đã cho người vi phạm xem lại đoạn clip ghi lại cảnh đang vượt đèn đỏ để xử phạt thuyết phục. Đồng thời, CSGT cũng nói thêm: "Theo luật, thấy đèn vàng mà chưa đi đến vạch thì phải dừng lại".Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.Như vậy, khi thấy đèn vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng; nếu đã cán lên hoặc đã đi qua vạch dừng mà đèn vàng thì được đi tiếp."Luật này cũng quy định, người chạy xe phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn tại giao lộ - nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc... Do đó, không thể biện lý do đang chạy nhanh phải dừng đột ngột khi đèn xanh qua đèn vàng", lãnh đạo đội CSGT nói.Theo CSGT, để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác, khi đến gần giao lộ, thấy đèn xanh còn khoảng 5 giây thì nên giảm tốc độ, chú ý quan sát.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây: ️
Hôm nay 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp về tài sản thừa kế, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột cố NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh).Theo ghi nhận của chúng tôi, từ sáng sớm, nhiều YouTuber, người dân đứng ngoài khu vực tòa án theo dõi thông tin vụ án. Lực lượng bảo vệ, công an... túc trực trước cổng tòa án để giữ trật tự. Tại phiên tòa sáng nay, nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung, bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan cùng một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại tòa. Trước đó, ngày 16.12.2024, phiên tòa tạm hoãn do phía nguyên đơn Võ Thị Hồng Nhung có đơn xin hoãn. Trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND TP.HCM đã mở các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại đây, các bên đã được tiếp cận các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp; trong đó có kết luận giám định chữ ký của cố NSƯT Vũ Linh. Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự số 4993/KL-KTHS cho thấy không đủ cơ sở kết luận chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của NSƯT Vũ Linh trên các tài liệu mẫu so sánh có phải do cùng một người ký ra hay không. Kết quả, buổi hòa giải không thành do các bên không đồng ý hòa giải.Theo diễn biến vụ tranh chấp, phía nguyên đơn yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố NSƯT Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi; hủy các giấy tờ này và văn bản khai nhận di sản thừa kế của bà Hồng Loan đối với nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; quyền sử dụng 2 thửa đất tại P.Linh Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM; hủy phần cập nhật biến động trên giấy chứng nhận nhà số 5 Đoàn Thị Điểm về nội dung đã sang tên cho bà Hồng Loan; yêu cầu xác định toàn bộ di sản của cố NSƯT Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai.Về phía bị đơn, Hồng Loan cho biết không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn là hàng thừa kế thứ nhất và đã giao nộp đầy đủ cho tòa án các tài liệu xác thực mình là con hợp pháp của NSƯT Vũ Linh. Bà Loan có đơn phản tố, yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Thời gian qua, ồn ào tranh chấp liên quan về tài sản thừa kế của NSƯT Vũ Linh thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ tranh chấp thừa kế của gia đình NSƯT Vũ Linh được TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM) thụ lý giải quyết sơ thẩm theo thông báo số 440/2023/TLST-DS ngày 5.6.2023. Đến ngày 21.3.2024, TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã có quyết định chuyển hồ sơ vụ án tranh chấp về thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh đến TAND TP.HCM, do không thuộc thẩm quyền giải quyết. ️