9 món ăn phổ biến nhất Việt Nam theo bình chọn của báo nước ngoài
Đội bóng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thi đấu tranh giải hạng ba và hạng tư với đội bóng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lỡ hẹn với chức vô địch năm nay của giải đấu.Israel dùng tên lửa siêu âm nặng nửa tấn để tấn công Iran?
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Ngủ không yên với cơ sở sản xuất nước đá
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Bộ đôi cổ phiếu Vingroup tăng trần tím lịm, dòng tiền bùng nổ ngày Thần tài
Đài NBC News ngày 11.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu vào nước này."Đây là một chuyện lớn. Khởi đầu cho việc làm giàu nước Mỹ trở lại", ông phát biểu khi ký sắc lệnh từ phòng Bầu dục. Sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và tăng mức thuế nhôm năm 2018 từ 10% lên 25%, không có ngoại lệ hoặc miễn trừ.Mức thuế mới được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông Trump hứa sẽ đình chỉ thuế quan đối với Canada và Mexico.Mức thuế mới sẽ đi kèm với thuế sẵn có đối với các mặt hàng kim loại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1997 - 2021), Tổng thống Trump đã áp thuế 25% với thép và 10% với nhôm nhập khẩu. Sau đó, Mỹ miễn thuế cho một số đối tác thương mại lớn, trong đó có Canada, Mexico và Brazil. Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, hạn ngạch miễn thuế được mở rộng cho Anh, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU).Mức thuế trên tương tự như thuế thép và nhôm mà ông Trump áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của mình, mặc dù tại thời điểm đó, những mức thuế này được áp dụng rõ ràng vì lý do an ninh quốc gia.Lần này, lý do cho việc áp thuế có phần mơ hồ hơn, khi nhà lãnh đạo đề cập lý do tạo việc làm và thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ. Tuần trước, ông đã hứa sẽ trừng phạt các quốc gia "lợi dụng" các doanh nghiệp Mỹ."Thuế thép và nhôm 2.0 sẽ chấm dứt tình trạng bán phá giá của nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo vệ ngành công nghiệp thép và nhôm của chúng ta như là ngành xương sống và trụ cột của an ninh kinh tế quốc gia Mỹ", theo Cố vấn Thương mại Mỹ Peter Navarro."Vấn đề là đảm bảo rằng nước Mỹ không bao giờ phải phụ thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công nghiệp quan trọng như thép và nhôm", ông phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10.2.Nhiều nhà phân tích coi thuế quan là công cụ đàm phán để Mỹ giành được sự nhượng bộ từ các quốc gia khác.Theo báo cáo năm 2022 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, phần lớn thép mà các công ty Mỹ sử dụng đều được sản xuất trong nước, mặc dù tỷ lệ nhôm nhập khẩu mà các công ty Mỹ sử dụng lớn hơn nhiều.Một số công ty Mỹ vẫn đang phản đối việc áp dụng thuế quan. Hôm 10.2, Liên đoàn Công nhân thép Mỹ, một nhóm được thành lập để hưởng lợi từ thuế quan, cho biết biện pháp này sẽ phản tác dụng nếu áp dụng quá rộng rãi.