100 triệu đồng giải thưởng dành cho những đội tham gia VNMS Club Championship
Lá thăm may rủi trong buổi lễ bốc thăm bảng đấu giải bóng đá Thanh Niên sinh viên (TNSV) quốc tế 2025 - cúp THACO sáng 20.3 đã đưa đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nằm ở bảng B, cùng các đối thủ Trường ĐH Công nghệ Nanyang (đến từ Singapore) và Trường ĐH Malaysia. "Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vinh dự góp mặt ở sân chơi TNSV quốc tế 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức. Bên cạnh đó, chức vô địch giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO đã mang lại cho các cầu thủ niềm tin cao độ. Họ rất hào hứng với sân chơi quốc tế này", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. "Malaysia và Singapore đều có nền bóng đá phát triển, đi cùng nền kinh tế mạnh. Bởi vậy, họ sẽ chơi tốt đấy".Tuy nhiên, lịch thi đấu mang lại cho rường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ưu thế rất lớn. Đó là thầy trò ông Nguyễn Công Thành được nghỉ lượt thi đấu đầu tiên. Ở trận mở màn bảng B, Trường ĐH Công nghệ Nanyang sẽ đối đầu Trường ĐH Malaysia. Do vậy, đại diện Việt Nam có thể theo dõi trận đấu, phân tích kỹ lối chơi của đối thủ để "bung bài" cho các trận tiếp theo."Chúng tôi sẽ xem trận đấu, nghiên cứu tình hình thể lực và lối chơi của đối thủ để tìm đấu pháp hợp lý cho trận tiếp theo", ông Nguyễn Công Thành nhận định. "Cả đội sẽ cố gắng hết sức mình".Chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO không chỉ mang lại cho Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tấm vé dự giải TNSV quốc tế 2025, mà còn giúp thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chứng minh đẳng cấp.Cả hành trình bất bại kéo dài 9 trận (từ vòng loại đến vòng chung kết), trong đó có tới 5 trận sạch lưới, cho thấy sức mạnh toàn diện và vững vàng của đại diện xứ Thanh.Với dàn cầu thủ đồng đều 3 tuyến, đan xen hợp lý giữa phẩm chất cá nhân (của những ngôi sao như Lê Văn Thức, Ngân Như Dũng) và sức mạnh tập thể (đấu pháp hợp lý, tinh thần đoàn kết), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vững chãi như bức tường thành mà bất cứ đối thủ nào muốn vô địch giải bóng đá TNSV quốc tế 2025 cũng phải vượt qua."Sau chức vô địch tối 16.3, chúng tôi nghỉ thả lỏng 1 ngày, rồi trở lại tập luyện từ 18.3. Chiều nay (20.3), đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ thuê sân 7 để tập luyện", HLV Nguyễn Công Thành tiết lộ quá trình chuẩn bị.Để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ bổ sung thêm 2 cầu thủ U.19 để làm dày lực lượng. HLV Nguyễn Công Thành muốn lực lượng đội mạnh mẽ hơn nữa, song vẫn phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ."2 cầu thủ này có chuyên môn tốt, giúp đội tăng chất lượng thi đấu", HLV của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chia sẻ. "Sáng nay, các bạn đã có mặt ở TP.HCM để chiều tập luyện ghép quân luôn".Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ ra sân vào ngày 24 và 26.3, lần lượt gặp các đội Trường ĐH Công nghệ Nanyang và Trường ĐH Malaysia. "Có lẽ chẳng đội nào có thể tin chắc nịch rằng mình sẽ vô địch. Mục tiêu của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là giao lưu học hỏi, tận dụng cơ hội giao lưu với các đội nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm. Đây là cơ hội không phải lúc này cũng đến", HLV Nguyễn Công Thành khẳng định.Cần sớm ban hành nghị định về lấn biển
Chiều 17.2, Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí (từ ngày 1.3) đối với 21 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và cấp đội. Chủ trì buổi lễ, đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đánh giá việc nhiều cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu đi đầu trên cương vị lãnh đạo, chỉ huy trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành; tạo điều kiện thuận lợi để công an tỉnh hoàn thành tốt công tác xây dựng đề án nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và triển khai tổ chức bộ máy mới.Trong 21 lãnh đạo, chỉ huy nhận quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, có 19 người hưởng chế độ hưu trí và 2 người được nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.Đại tá Trương Minh Đương thay mặt Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng chúc mừng 21 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và cấp đội nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đồng thời ghi nhận những kết quả và đóng góp to lớn, quan trọng của 21 lãnh đạo, chỉ huy vào thành tích chung của công an tỉnh trong suốt thời gian qua.
Cả nhà bị bỏng, con gái sơ sinh tử vong, bố mẹ nhập viện
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Chiều 25.1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người (giảm 30 vụ, giảm 18 người chết, giảm 20 người bị thương so với năm 2024).Lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.855 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực giao thông đường bộ, tạm giữ 74 xe ô tô, 2.618 xe mô tô, 88 phương tiện khác, tước 344 giấy phép lái xe các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.106 trường hợp; vi phạm về tốc độ 1.808 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 16 trường hợp; quá khổ giới hạn 4 trường hợp; chở quá số người quy định 58 trường hợp; vi phạm ma túy 9 trường hợp...Trên đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7 trường hợp vi phạm, phạt tiền 45 triệu đồng; đường sắt đã kiểm tra phát hiện, xử lý lập biên bản 2 trường vi phạm, phạt tiền 1 triệu đồng.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày 27 tết Nguyên đán, tại TP.Hà Nội, TP.HCM và các địa phương giáp ranh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.Trước đó, trong ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, 31 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 26 người bị thương).Như vậy, tính đến nay, đã có 52 người chết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xuất dầu ăn thừa cho Mỹ, Trung Quốc thu gần 390 triệu USD
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.