Thu tiền tỉ từ vườn mãng cầu xiêm
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…'Hot boy' bóng rổ VBA dự thi Nam vương Du lịch Việt Nam 2023
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.
Những tấm lòng vàng 17.11.2022
Nguyễn Mai Lan Anh, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ: “Mình đi học ở thành phố, nhớ quê nhà. Những chiếc bánh dân gian luôn ở trong kỷ niệm của mình. Mỗi lần, nghe tin có lễ hội bánh là thôi thúc mình đi thưởng thức để gợi nhớ về tuổi thơ. Bánh cũng đa dạng, sặc sỡ sắc màu luôn, trông rất là hấp dẫn”.
Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”.
Bùng nổ Chung kết Quốc gia NSOC 2023 tại đấu trường eSports đẳng cấp ở Việt Nam
Sáng 21.2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nam CSGT giật ví, "khống chế" người dân trên đường.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh lúc 20 giờ 51 ngày 20.1, một CSGT chạy mô tô đặc chủng dừng bên cạnh một chiến sĩ công an đang cố gắng nổ máy chiếc xe máy cà tàng.Lúc này, từ bên đường có một người đàn ông mặc áo đỏ tiến tới chỗ CSGT. Sau khoảng 20 giây nói chuyện, người đàn ông móc trong túi ra chiếc ví, đưa ra trước mặt CSGT thì bị CSGT giật lấy.Hai bên giằng co khoảng 4 giây thì CSGT gạt chân, quật ngã, "khống chế" người đàn ông. Lúc này, nhiều người dân nói "ông không có đánh người ta được nha", "đánh người ta là ông bậy rồi đó".Chiến sĩ công an đi cùng và người dân cũng chạy đến can ngăn vụ việc thì nam CSGT cho người đàn ông đứng dậy nhưng vẫn nắm chặt cổ áo. Nội dung lan truyền ghi nhận vụ việc xảy ra tại liên ấp 123 (H.Bình Chánh, TP.HCM).Liên quan đến vụ việc, đại diện Đội CSGT - trật tự Công an H.Bình Chánh cho hay đã nắm được thông tin và đang khẩn trương xác minh và sẽ yêu cầu chiến sĩ có liên quan tường trình để làm rõ thông tin dư luận.