Chuyển nhượng mùa đông: Tottenham mê mẩn Harry Kane mới, Barcelona săn sao M.U và Man City
Ngày 20.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở Y tế Cà Mau đã có công văn gửi đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, yêu cầu thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi nghề theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.Theo báo cáo, từ năm 2011 đến nay, các đơn vị đã chi phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% trở lên cho 72 viên chức hành chính, đúng quy định và vị trí việc làm, với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP vẫn chưa được chi trả.Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát và chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề từ nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm ngân sách hoạt động thường xuyên và nguồn thu hợp pháp. Đối với những trường hợp thuộc diện hưởng chế độ theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 56), nếu có hồ sơ chứng minh thường xuyên trực tiếp tham gia công tác chuyên môn, phải chi trả ngay, đảm bảo không xảy ra khiếu nại ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức.Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan từ năm 2011 đến tháng 5.2024. Các giám đốc đơn vị qua các giai đoạn, kể cả đã nghỉ hưu, sẽ được mời về kiểm điểm.Như Thanh Niên đã thông tin, hơn 100 viên chức tại các trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh Cà Mau bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% xuống 20% trong năm 2022 - 2023. Lý do được đưa ra là họ làm công việc hành chính, không phải nhân viên y tế, nên không được hưởng mức ưu đãi này. Tuy nhiên, những viên chức trên cho rằng việc cắt giảm không phù hợp vì họ vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn y tế.Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện việc chi trả và giải quyết chế độ phụ cấp ưu đãi nghề trong tháng 2.‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 29: Mẹ của Ngọc bị lừa hết tiền?
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc).
Chuyển đổi số thúc đẩy ngành F&B phát triển tại Việt Nam
Ngày 2.2, thông tin từ UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ ngày 25.1 - 2.2), địa phương đón khoảng 200.000 lượt khách. Trong đó, Khu danh thắng Yên Tử đón trên 30.000 lượt khách, chùa Ba Vàng đón trên 180.000 lượt khách; khách quốc tế trên 1.000 lượt. Doanh thu từ du lịch dịch vụ đạt trên 115 tỉ đồng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, dọc tuyến đường từ QL18 đến cổng Khu danh thắng Yên Tử đều thông thoáng, không có tình trạng ùn tắc. Các bãi đỗ xe của Khu danh thắng Yên Tử đều đáp ứng được nhu cầu của du khách khi hành hương về đất Phật.Người dân xếp hàng rất trật tự để mua vé cáp treo, vé thắng cảnh. Xung quanh các điểm tâm linh cũng không có tình trạng bán chữ, bói toán…Dọc hành trình lên đỉnh thiêng Yên Tử, du khách thích thú ngắm nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ trong màn sương mờ ảo, càng lên cao sương mù càng dày. Không còn cảnh chen lấn, xô đẩy. Mọi người chiêm bái lễ Phật thành kính, đảm bảo trật tự.Đại diện Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, để phục vụ mùa trẩy hội xuân 2025, doanh nghiệp đã bố trí 100 xe điện phục vụ du khách di chuyển từ khu vực bãi đỗ xe đến khu vực hành hương dưới chân núi. Đồng thời, bố trí lực lượng thường trực làm công tác an ninh trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông, sơ cấp cứu…Cạnh đó, công ty đã tiến hành rà soát, sửa chữa toàn bộ hệ thống lan can trên tuyến đường hành hương đi bộ từ chùa Hoa Yên đi chùa Vân Tiêu và đi An Kỳ Sinh, đoạn từ chùa Một Mái đi Bảo Sái lên An Kỳ Sinh và từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng…Dự báo, trong ngày khai hội xuân Yên Tử 7.2 lượng du khách sẽ tăng đột biến, Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã lên phương án tăng cường lực lượng với Công ty CP Phát triển Tùng Lâm để đảm bảo cho người dân hành hương an toàn, vui tươi.Theo ban tổ chức Lễ hội Xuân Yên Tử 2025, lễ khai hội dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 ngày 7.2.2025 (tức ngày 10 tháng giêng năm Ất Tỵ), tại Cung Trúc Lâm Yên Tử.Lễ khai hội gồm các nghi lễ tâm linh, như: dâng lễ, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…Lễ hội còn có nhiều hoạt động bên lề như biểu diễn rồng, lân; biểu diễn nghệ thuật nhạc cụ dân tộc; trò chơi dân gian tại Quảng trường Minh Tâm và các hoạt động khác trong Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử; ẩm thực của người dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử; biểu diễn võ thuật cổ truyền; trải nghiệm cưỡi ngựa…
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Bản dựng Duke Nukem 3D: Reloaded năm 2011 bất ngờ được tung lên internet
Để có được đàn bồ câu thân thiện, sẵn sàng sà xuống ăn thức ăn từ người dân, du khách, hơn 4 năm nay ông Nguyễn Văn Thông (69 tuổi, nhà tại đường Trịnh Phong, P.Tân Tiến, TP.Nha Trang) đã tự nguyện ngày 2 buổi đến Quảng trường 2.4 cho bồ câu ăn.Ông Thông cho hay, hằng ngày đi tập thể dục, thấy những cánh chim bồ câu chao lượn rất đẹp trong nắng sớm, ông nảy sinh ý định cho bồ câu ăn với chủ ý "quy tụ" một đàn bồ câu thật lớn. Ông đã tự bỏ tiền mua thóc, ngày 2 buổi sáng chiều không ngại mưa nắng, đều đặn cho bồ câu ăn. Suốt hơn 4 năm qua, đàn bồ câu dường như cũng quen với bóng dáng hiền hòa của người đàn ông này. Cứ thấy bóng ông, hàng trăm con bồ câu xòe to đôi cánh lượn một vòng quanh bờ biển rồi đáp xuống ríu rít tranh nhau nhặt thóc từ tay ông.Từ đàn chim dưới 50 con, sau hơn 4 năm cho ăn đều đặn, đến nay số lượng đã lên đến hơn 500 con. Ngoài sự thích thú check-in cùng đàn bồ câu của du khách khi đến tham quan Quảng trường 2.4, người dân địa phương cũng thường xuyên đưa gia đình cùng các cháu nhỏ đến cho ăn và chơi với đàn bồ câu.Theo đề nghị của Ban Quản lý Dịch vụ công ích, cuối tháng 12.2024, UBND TP.Nha Trang đã giao cho Ban làm việc với ông Nguyễn Văn Thông thống nhất việc ông sẽ cho chim bồ câu ăn tại Quảng trường 2.4 vào 2 buổi sáng - chiều và được thành phố hỗ trợ 2 - 3 kg thóc/ngày. Đồng thời phân công, lực lượng phối hợp hỗ trợ chăm sóc đàn chim khi ông Thông bận. Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang sẽ giữ vệ sinh khu vực Quảng trường 2.4, bảo đảm duy trì hoạt động này lâu dài. Chim bồ câu được xem là biểu tượng của hòa bình. Hình ảnh đàn bồ câu bay rợp trời tại bãi biển Nha Trang đã để lại trong lòng du khách cũng như người dân địa phương một cảm giác bình yên, nhất là trong những ngày xuân Ất Tỵ vừa qua. Ông Thông hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều người cùng chăm sóc, bảo vệ đàn chim để không gian quảng trường thêm sống động, góp phần đưa hình ảnh đẹp của TP.Nha Trang hiền hòa đến du khách trong và ngoài nước.