Quảng trường Thời đại của Mỹ đứng đầu danh sách điểm đến 'bẫy du khách'
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.Bún ốc nguội - một nỗi nhớ thương
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
VNHR thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nhân sự
Theo Hãng tin AFP ngày 14.1, lượt tải xuống của RedNote tăng vọt và đứng đầu danh sách tải xuống của cửa hàng ứng dụng App Store trong ngày 13.1.RedNote, có tên tiếng Trung là Tiểu Hồng Thư, đang ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ khi nhiều nhà sáng tạo TikTok bắt đầu đăng bài về trải nghiệm dùng thử ứng dụng này. Một số người còn chia sẻ video chào đón những nhà sáng tạo và người dùng “di cư” từ TikTok sang RedNote.Bất chấp nỗ lực kháng án đến những ngày cuối, hiện TikTok và công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) còn chưa đầy 1 tuần để quyết định sẽ thoái vốn TikTok tại Mỹ hoặc chấp nhận ứng dụng này sẽ bị cấm, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ vẫn quyết định không thay đổi đạo luật được quốc hội thông qua.Hình thức của RedNote tương tự TikTok khi người dùng tập trung vào phát triển những video ngắn. Một vấn đề nhỏ là ứng dụng này dùng ngôn ngữ tiếng Trung, do đó sẽ cần một số thao tác để chuyển sang tiếng Anh cho người dùng tại Mỹ.Dù RedNote là ứng dụng mới nổi tại Mỹ, nền tảng này đã xuất hiện từ năm 2013 và phổ biến ở Trung Quốc trong nhiều năm, trở thành đối thủ cạnh tranh với mạng xã hội Douyin của ByteDance.RedNote không phải lựa chọn duy nhất cho các giải pháp thay thế TikTok. Một ứng dụng khác cũng của ByteDance là Lemon8 ghi nhận lượt tải xuống tăng vọt. Tuy nhiên, Lemon8 nhiều khả năng cũng chung số phận bị cấm nếu Tòa án Tối cao Mỹ ủng hộ lập trường của chính quyền Tổng thống Joe Biden.Ứng dụng video Flip, được mô tả là “nơi mạng xã hội giao thoa với mua sắm” cũng tạo sự chú ý trên cửa hàng ứng dụng App Store và CH Play. Ứng dụng này do Công ty Humans (trụ sở tại Los Angeles, Mỹ) phát triển, với tính năng video ngắn tích hợp cửa hàng trực tuyến. Hiện tại ứng dụng này được xếp hạng thứ 14 trên cửa hàng của Google và thứ 4 trên App Store của Apple. Công ty Humans hồi năm ngoái đã được định giá hơn 1 tỉ USD, theo trang Crunchbase.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Cao Cường đã công bố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Giang và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về công tác cán bộ.Theo đó, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ. Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông Cự Minh Long, Trần Đức Nghĩa giữ chức phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT. Ông Hoàng Nhị Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT, được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-MT; các ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Tấn Sơn, Trịnh Văn Bình, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Dũng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Bà Phạm Kiều Vân, Giám đốc Sở Tài Chính, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài Chính; các ông, bà Bùi Mạnh Tuyên, Đào Thị Thu Loan, Sèn Thăng Long, Vũ Văn Hồng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; các ông, bà Lê Minh Đức, Triệu Sơn Tiến, Nông Văn Hưng, Cù Duy Man, Nguyễn Thu Thủy giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN. Ông Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH-CN, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở KH-CN; các ông Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Văn Hưng, Lã Đình Điền, Trần Kim Ngọc giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ; các ông Lê Văn Đạt, Trần Trọng Thủy, Dinh Chí Thành giữ chức phó giám đốc.Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hà Giang, ông Ấu Quốc Công, Phó giám đốc Sở TN-MT, giữ chức Giám đốc Trung tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng bổ nhiệm ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ; ông Nguyễn Trung Ngọc, Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 18.Ông Hầu A Lềnh cho rằng, kết quả này mới chỉ là bước đầu, do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị để sớm ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả theo mô hình mới; dồn sức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nghỉ lễ 30.4 - 1.5: CSGT TP.HCM huy động 100% quân số, phạt nghiêm nồng độ cồn
"Mặc áo dài tham quan các địa điểm nổi tiếng tại TP.HCM cũng là một lựa chọn thú vị cho mình và các bạn nữ trong dịp 8.3 sắp đến. Mình sẽ sắp xếp thời gian rủ các bạn khác cùng tham gia", Trà nói.