Tư vấn sức khỏe: Bệnh mạch vành - Bệnh nhân có cần hiểu phương pháp điều trị?
nghĩ còn may sau 40 năm có ngày anh về lại quê nhà'Thủy Tiên bị bắt vì liên quan đến từ thiện' là thông tin không đúng sự thật
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Quá trình công an vây bắt băng nhóm cướp 1,1 tỉ đồng trong biệt thự ở TP.HCM
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải cho biết, trong 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam - Trung Quốc luôn trân trọng và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc giữ gìn và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc. "Mối quan hệ gắn bó, hợp tác bền chặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối dày công xây dựng, vun đắp, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển không ngừng của quan hệ song phương. Trên cơ sở phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt và phương hướng 6 hơn, Việt Nam luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đánh giá cao việc Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên, lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao láng giềng; ủng hộ Việt Nam phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị", ông Hải cho biết.Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt mốc lịch sử, lần đầu tiên đạt trên 205 tỉ USD năm 2024. Các hoạt động giao lưu nhân dân và văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được mở rộng, với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, trở thành điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hai nước. Theo ông Hải, TP.HCM hiện có quan hệ hữu nghị hợp tác với 8 địa phương Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc có 835 dự án đầu tư còn hiệu lực tại thành phố với tổng vốn đạt khoảng 344 triệu USD. Về thương mại, đến tháng 11.2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa TP.HCM - Trung Quốc đạt 21,7 tỉ USD.Đặc biệt, TP.HCM và Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai hợp tác hiệu quả trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Gần đây nhất, thành phố đã tổ chức 3 lớp nghiên cứu thực tế tại Quảng Đông, Trùng Khánh và Thượng Hải cho cán bộ TP.HCM."TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc, tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. TP.HCM sẽ nỗ lực làm hết sức mình để góp phần vun đắp cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố với 8 địa phương kết nghĩa của Trung Quốc, ngày càng đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, đúng như lời ca ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời'', ông Hải chia sẻ.Tại buổi lễ, ông Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nhận định, thực tiễn 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai đã cho thấy lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã hình thành một nhận thức chung vững chắc là: láng giềng hữu nghị luôn là đại cục và lợi ích lớn của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.Nhân dịp này, ông Hà Vĩ có một số đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM với các tỉnh thành của Trung Quốc."Một là tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý đất nước, cùng nhau nâng cao 'độ cao' của hợp tác địa phương. Hai là thắt chặt mối liên kết lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư, cùng nhau khai thác 'độ sâu' của tiềm năng hợp tác địa phương. Ba là xây dựng nhiều hơn nữa các nền tảng giao lưu nhân dân, cùng hâm nóng các hợp tác địa phương", Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị.Bên cạnh đó, ông Hà Vĩ hy vọng TP.HCM sẽ tận dụng tốt kênh giao lưu với các thành phố kết nghĩa của Trung Quốc, triển khai hoạt động giao lưu nhân văn kết nối nhân dân, lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Trong danh sách 23 cầu thủ đội tuyển Campuchia sẽ sang Bình Dương để chuẩn bị cho trận gặp đội tuyển Việt Nam lúc 19 giờ 30 ngày 19.3 tới trên sân Gò Đậu, có 5 ngoại binh nhập tịch và 18 cầu thủ bản xứ.Các cầu thủ ngoại binh nhập tịch của đội tuyển Campuchia gồm tiền đạo Nieto Rondon (người gốc Colombia), hậu vệ Takaki Ose và Yudai Ogawa từ Nhật Bản, tiền đạo Coulibaly Abdel Kader từ Bờ Biển Ngà và hậu vệ Kanh Mo từ Nam Phi. Các cầu thủ này đã từng thi đấu rất nổi bật tại giải AFF Cup 2024.Trong khi đó, đáng chú ý có 3 cầu thủ nhập tịch khác là Hikaru Mizuno (Nhật Bản, đang thi đấu cho CLB Kirivong Sok Sen Chey tại giải Ngoại hạng Campuchia), Privat Mbarga (Cameroon, đang thi đấu cho CLB Bali United ở Indonesia) và Zogbe Vireak (Bờ Biển Ngà, đang thi đấu cho CLB Police Tero FC tại giải Thai League 2 của Thái Lan), đã không được triệu tập trong lần thi đấu sắp tới."Trong số các cầu thủ bản xứ Campuchia được triệu tập, phần lớn đều có kinh nghiệm thi đấu cho đội tuyển tại kỳ AFF Cup mới đây. Tuy nhiên, thủ môn Hul Kimhuy và các cầu thủ Min Ratanak, Sa Ty, Orn Chanpolin, In Sodavid, Yeu Muslim, Seut Baraing, Leng Nora và Kim Sokyuth đã không có tên trong đội hình. Thay thế cho họ là thủ môn Keo Soksela, các cầu thủ Ouk Sovann, Phat Sokha, Chou Sinti, Sin Sovann Makara và ngôi sao trẻ đang lên Bong Samuel. Các cầu thủ được chọn, dự kiến sẽ được HLV Koji Gyotoku tăng cường tập luyện các khả năng phòng ngự, tăng sức tấn công cho hàng tiền vệ và tấn công của đội. Bởi vì, đội tuyển Campuchia sắp đối đầu với đội tuyển Việt Nam rất mạnh và là đương kim vô địch AFF Cup", tờ The Phnom Penh Post bày tỏ.Trong khi đó, với HLV Koji Gyotoku, trận gặp đội tuyển Việt Nam là trận ra mắt chính thức của nhà cầm quân 60 tuổi người Nhật Bản này, sau khi vừa ký hợp đồng với thời hạn 1 năm dẫn dắt đội tuyển Campuchia và đội U.23 lẫn U.22 dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm nay. Trước đó, ông chỉ tạm quyền với thành tích 7 trận có kết quả 2 thắng, 1 hòa và 4 thua.Sau trận gặp đội tuyển Việt Nam tại Bình Dương, đội tuyển Campuchia quay về thủ đô Phnom Penh chuẩn bị thi đấu giao hữu tiếp với đội tuyển Aruba thuộc Liên đoàn Bóng đá Caribe (CFU) vào ngày 25.3.Với đội tuyển Việt Nam, trận gặp đội Campuchia nằm trong quá trình chuẩn bị và chạy đà để sắp gặp đội tuyển Lào (cũng tại Bình Dương), diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 25.3 mở màn vòng loại 3 Asian Cup 2027.
Được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp khi đã rút BHXH 1 lần?
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.