Trung thu tình nguyện
VinFast VF8 phiên bản thử nghiệm tại nhà máy ở Hải PhòngTottenham có tân binh từ Villarreal để giảm gánh nặng cho Harry Kane
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Thái Bình: Học sinh tiểu học liên tiếp bị nôn ói, đau bụng sau bữa ăn bán trú
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
“Anthony January không may bị chấn thương và cần 6 tuần để điều trị. Vì nguyên nhân này, chúng tôi phải sử dụng quyền thay thế ngoại binh trước thềm bán kết. Mảnh ghép mới của đội là Lenny Daniel. Anh là một trong những cây ghi điểm xuất sắc nhất giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á (ABL). Với bộ kỹ năng đa dạng, thế mạnh về thể hình và kinh nghiệm thi đấu, Lenny Daniel hứa hẹn là sự bổ sung chất lượng cho hành trình phía trước của Hanoi Buffaloes”, đại diện CLB Hanoi Buffaloes cho biết.
Mẹ đơn thân lặn lội tìm cho được nguyên nhân khiến con gái mất ở TP.HCM: Chỉ mong con thanh thản
Hơn 11 giờ 30 phút, chợ Bình Tây - chợ sỉ bánh kẹo, mứt tết lớn nhất TP.HCM đông đúc người chen chân nhau mua bánh kẹo cho những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề.Nổi tiếng bậc nhất khu chợ này là sạp bánh kẹo của bà Ứng Thị Liên (71 tuổi). Trưa nay, bà Liên bắt đầu thu dọn dần bánh kẹo và cho biết đã không còn hàng để bán sỉ, chủ yếu bán lẻ."Nay 25 tết, còn gì bán nữa đâu. Bây giờ mối quen ở miền Tây có đặt hàng cũng không còn để bán, chủ yếu bán lẻ trên đây, hết tới đâu mình dọn tới đó. 27 tháng chạp thì đóng sạp, nghỉ tết", bà chủ tâm sự.Bán sắp sạch hàng, tuy nhiên bà Liên không thấy quá vui mừng, phấn khởi bởi bà chủ cho biết năm nay, vì tình hình kinh tế khó khăn nên bà không dám nhập hàng nhiều, giảm gần 50% so với năm ngoái.Bán hết sớm, bà cũng không còn hàng để bỏ sỉ khi khách có nhu cầu. Tuy nhiên với bà chủ, việc không còn bánh kẹo bán cũng là một tín hiệu mừng, khi việc buôn bán diễn ra đúng như dự liệu trước đó."Không bán ế là vui rồi! Số bánh kẹo còn lại nếu bán lẻ không hết thì tôi đem cho trẻ em ở bệnh viện, phát từ thiện dịp tết bởi mình cũng có mối quen. Như vậy cũng góp phần lan tỏa yêu thương, làm điều ý nghĩa ngày tết", bà chủ chia sẻ thêm.Trong hoàn cảnh tương tự bà Liên, nhìn khách đến chợ mua lẻ bánh kẹo đông đúc, chen chân nhau, nhưng người bán ở một sạp hàng bánh kẹo gần đó cũng không quá vui mừng. Theo người này, năm nay việc buôn bán sỉ gặp khó khăn, không ai dám nhập hàng về nhiều mà chỉ nhập vừa đủ để bán hết. "Mốt là đóng sạp, nghỉ bán để ăn tết. Sau đó lại tiếp tục trở lại. Tôi gắn bó với chợ này cũng mấy chục năm, hạnh phúc vì công việc mang đến hương vị tết cho mọi người", chị chia sẻ thêm.Trong dòng người ghé các sạp bánh kẹo mua sử dụng dịp tết, bà Lê Thị Mai (56 tuổi, ngụ Q.6) cho biết hầu như năm nào cũng ghé chợ Bình Tây sắm tết. Tiện đường, bà sẽ đến các sạp bánh, kẹo, mứt ở đây để mua.Bà cho biết đến chợ những ngày này thấy ngập tràn không khí tết. Bà Mai cho biết ở đây, bánh kẹo được bán với giá hợp lý, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. "Tôi mua nhiều loại khác nhau cho phong phú, về cúng hay tiếp khách. Nhiều người mua ở đầu chợ nhưng tôi vào đây mua vì có mối quen mấy năm nay", bà tâm sự.Trong khi đó, khu vực trước chợ Bình Tây, các sạp bánh kẹo bán sỉ cũng đông khách vây kín giữa trưa. Trong số đó có chị Mai (30 tuổi, ngụ Q.8) ghé chợ Bình Tây mua một số thực phẩm để nấu các món ăn trong ngày tết cũng quyết định mua bánh kẹo ở đây."Ban đầu mình tính ghé siêu thị mua, nhưng qua đây thấy mọi người ghé xem đông quá nên tò mò vào coi thử, thấy có một số loại mứt cũng ngon quá mà giá rẻ nữa nên mình mua một ít", chị chia sẻ.Giữa trưa, chợ Bình Tây trở nên nhộn nhịp không khí mua bán những ngày cuối năm. Người bán mong buôn may bán đắt, người mua mong sắm được món ưng ý, "đem tết về nhà"...