Bentley Continental GT Azure V8 đầu tiên về Việt Nam, giá gần 22 tỉ đồng
Chiều 18.2, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng Bộ KH-CN nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Huỳnh Thành Đạt.Quốc hội cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, để nhận nhiệm vụ thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.Hôm 25.1, theo quyết định của Bộ Chính trị đã được công bố, ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng; điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ngày 17.2, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt, giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư.VCK futsal châu Á 2024, Việt Nam 1-2 Uzbekistan: Thua ngược đáng tiếc
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).
Ồn ào Kim Soo Hyun tranh giải Thị đế, Kim Ji Won 'trượt' đề cử Baeksang
Công ty APC Corporation - đơn vị tổ chức sự kiện mới đây thông cáo cho biết, hang Dơi sẽ chính thức mở cửa đón khách du lịch từ tháng 4, đồng thời trở thành một nhà hàng kết hợp với nhà hát trong hang động.Doanh nghiệp còn cho biết, sản phẩm dịch vụ này sẽ có trải nghiệm ẩm thực và giải trí 2,5 giờ trong một hang động trên vịnh Bái Tử Long, được kỳ vọng đón lượng thực khách lên tới 800 người tại không gian hang động lên tới 1.040 m2.Gần đây có doanh nghiệp còn quảng cáo việc tổ chức chương trình nhạc giao hưởng, kết hợp ăn uống với quy mô hàng trăm người tham gia trong hang Dơi. Trả lời báo Thanh Niên, lãnh đạo UBND TP.Cẩm Phả cho biết, đây là hang động nằm trong quần thể di tích và danh thắng Vũng Đục, là khu vực không cho phép tổ chức sự kiện mà chỉ được vào tham quan.Tuy vậy, thời gian vừa qua nơi này đã đón hàng nghìn người vào vui chơi và tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như tiệc cưới, teambuilding…Vị lãnh đạo TP.Cẩm Phả cũng xác nhận, địa phương đang cho tiến hành kiểm tra tổng thể các hoạt động và sẽ xử lý nghiêm vi phạm nếu có.Đại diện Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh khẳng định, đến thời điểm này đơn vị chưa từng cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật có bán vé nào tại khu vực hang Dơi.Hang Vũng Đục nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử và danh thắng Vũng Đục, gồm đền thờ Vũng Đục, Đài tưởng niệm. Riêng hang vũng Đục là hệ thống gồm 5 hang động, gồm: Thiên Đăng, Long Vân, Ngỡ Ngàng, Kim Quy và hang Dơi. Các hang động được phân bổ từ thấp lên cao, có hang phải leo đến hàng trăm bậc đá mới đến cửa hang. Trong hang có hệ thống nhũ đá tương tự vịnh Hạ Long mang hình thù kỳ dị như hình cá heo, thiên nga, con voi, quả chuông, đài sen...
Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam, chia sẻ: "Năm 2024, AEON Việt Nam có kế hoạch mở mới đa dạng các điểm mua sắm với nhiều mô hình và quy mô khác nhau. Không chỉ nằm trong các trung tâm mua sắm của AEON, chúng tôi đồng thời cũng sẽ mở rộng và phát triển thêm tại các trung tâm thương mại của các đối tác khác. Về diện tích mặc dù khác nhau nhưng tất cả các điểm bán lẻ của AEON Việt Nam đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ thực phẩm, gia dụng, mẹ và bé, thời trang... Ngoài ra, không chỉ riêng AEON Việt Nam, tất cả các công ty thành viên còn lại trong Tập đoàn AEON tại Việt Nam cũng sẽ tăng tốc phát triển thêm địa điểm kinh doanh mới, cũng như hoàn thiện hệ thống hiện hữu trong năm nay".
Giải pháp 'cứu' bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long
Gắn bó với khán giả suốt hơn 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm đã trở thành điểm hẹn thân quen vào đêm giao thừa hàng năm trên VTV.Gặp nhau cuối năm xuân Ất Tỵ đề cập các vấn đề thời sự của đất nước dưới góc nhìn hài hước. Xuyên suốt chương trình là không khí sáp nhập bộ máy của Thiên đình. Cùng với đó là những câu chuyện được khai thác từ chất liệu cuộc sống như việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, quay phim người vi phạm để mong có thưởng, trào lưu mặc váy ngắn chơi pickleball… Nhiều câu nói tạo xu hướng gây sốt trong năm qua như "trà xanh", "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới", "nín" sẽ xuất hiện ấn tượng trong chương trình.Đường lên đỉnh Thiên cung là một cuộc thi được thiết kế riêng cho Gặp nhau cuối năm xuân Ất Tỵ. Khác với những cuộc thi tài trước đó, năm nay các Táo không thi mà thể hiện vai trò cầm cân nảy mực. Câu chuyện tìm người tài cho Thiên đình sẽ bật mí bí mật về các Táo.Điểm nhấn được nhiều khán giả chờ đợi năm nay là sự kết hợp giữa các nghệ sĩ gạo cội và các diễn viên trẻ. Bằng ngọn lửa đam mê, sự truyền nghề và tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ, các nghệ sĩ tham gia chương trình mong muốn thể hiện tốt nhất, như lời chúc một mùa xuân an lành, thịnh vượng và có nhiều niềm vui đến với mọi người, mọi nhà.Chương trình được phát sóng lúc 20 giờ ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Những ngày tết Nguyên đán là dịp các gia đình sum vầy, đoàn tụ song lại là thời điểm các vận động viên của nhiều đội tuyển thể thao Việt Nam đang tập huấn trong nước và nước ngoài. Hướng tới các mục tiêu trong năm mới Ất Tỵ, đặc biệt là SEA Games 33 tại Thái Lan, các vận động viên đã gác lại những niềm vui cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung của thể thao Việt Nam.Tự hào thể thao Việt Nam tết Ất Tỵ 2025 có sự xuất hiện trẻ trung, năng động của các vận động viên nổi bật trong năm qua: tiền đạo Nguyễn Xuân Son - Đội tuyển Bóng đá Việt Nam; kỳ thủ Lê Quang Liêm - Đội tuyển Cờ vua Việt Nam; VĐV Châu Tuyết Vân - Đội tuyển Taekwondo Việt Nam, VĐV Lê Văn Công - Đội tuyển Cử tạ NKT Việt Nam, 3 lần giành huy chương Paralympic; võ sĩ Muay Nguyễn Trần Duy Nhất; Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên; cầu thủ Nguyễn Phan Anh - Đội tuyển Bóng rổ Việt Nam. Cùng với đó Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam; Đội tuyển Dancesport Việt Nam; VĐV các đội tuyển Điền kinh, Bắn cung, Cử tạ, Pencak Silat Việt Nam. Tự hào thể thao Việt Nam tết Ất Tỵ 2025 phát sóng 22 giờ 25 ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Vạn xuân tết Ất Tỵ 2025 là chương trình ghi lại những năm Tỵ đáng nhớ trong lịch sử dân tộc. Người dẫn chương trình sẽ xuất hiện tại các bối cảnh lịch sử và kể về các sự kiện dấu ấn đặc biệt.Để chuẩn bị cho Vạn xuân năm nay, ê kíp thực hiện đã lựa chọn bối cảnh ghi hình cho chương trình tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội. Từ nơi đây, những câu chuyện gắn với những năm Tỵ được BTV Hạnh Phúc gửi tới khán giả: Năm Quý Tỵ 208 trước công nguyên, Năm Tân Tỵ 981, Năm Định Tỵ 1077… cho đến những năm Ất Tỵ 1965, năm Tân Tỵ 2001, năm Ất Tỵ 2025.Lịch sử như một dòng sông lớn, ghi dấu những cột mốc dân tộc. Khán giả nhìn lại những năm Tỵ đã qua, để thấy bản hùng ca của đất nước đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, minh chứng cho ý chí vươn lên quật cường của dân tộc. Chương trình Vạn xuân phát sóng 22 giờ 35 ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Tết nghĩa là hy vọng là chương trình truyền hình đặc biệt được thực hiện thường niên vào đêm giao thừa của Đài Truyền hình Việt Nam. Năm nay, những niềm cảm hứng của chương trình xoay quanh chữ "vươn", khởi nguồn từ sự "Vươn mình" của đất nước. Điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện truyền đi thông điệp về ý chí vươn lên của con người, vượt qua thách thức để tạo ra sự thay da đổi thịt cho các vùng đất, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.Trong không khí mùa xuân tại 3 miền đất nước, những câu chuyện năm cũ cùng khát vọng, hoài bão vươn mình được chia sẻ dưới góc nhìn của các vị khách đặc biệt: bà Tôn Nữ Thị Ninh và doanh nhân trẻ Lương Duy Hoài (TP.HCM); nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam (Huế); GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản) và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Hà Nội).Ê kíp thực hiện đã lựa chọn những ca khúc mang tinh thần lạc quan, những khúc hoan ca về mùa xuân gắn liền với các thế hệ người Việt. Chương trình có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, Hồng Nhung, Hà Trần, NSND Thu Huyền, Ngọc Ánh, Tùng Dương, Phương Thanh, Hồ Trung Dũng, Đoan Trang, Phạm Thu Hà....và các ca sĩ 9X, Gen Z đã có nhiều dấu ấn nghệ thuật trong và ngoài nước.Tết nghĩa là hy vọng 2025 được phát sóng từ 22 giờ 45 ngày 28.1 (29 tết). Cầu truyền hình đón năm mới sẽ diễn ra từ 23 giờ 50 - 0 giờ 15 ngày 29.1 (mùng 1 tết).