Cô giáo gửi những mẫu thư bí mật cho học trò và cái kết bất ngờ...
Trong tuần trước, giá cà phê thế giới và Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục. Cụ thể, mặt hàng cà phê robusta trên sàn London tăng 41 USD/tấn so với tuần trước đó và đứng ở mức 3.479 USD/tấn. Cà phê arabica trên sàn New York, tăng lên mốc 4.120 USD/tấn.Nam bộ khi nào có mưa?
Tháng 6.2022 vừa qua, với mục tiêu duy trì sức cạnh tranh cho mẫu xe “con cưng”, Mitsubishi Việt Nam tung ra bản nâng cấp cho Xpander với rất nhiều cải tiến, nâng cấp. Tuy nhiên, liệu những thay đổi này có đủ để xe gia đình nhà Mitsubishi tiếp tục giữ vững được vị thế, nhất là trong bối cảnh phân khúc MPV 7 chỗ tầm giá dưới 1 tỉ đồng đang trở nên cạnh tranh gay gắt hơn?
Sốc: Cristiano Ronaldo vẫn có thể chia tay M.U dù kỳ chuyển nhượng đã kết thúc
Theo Digital Trends, Microsoft vừa chính thức 'khai tử' Smart Lookup, tính năng tra cứu thông tin hữu ích đã đồng hành cùng người dùng Word từ năm 2016. Theo thông báo trên blog hỗ trợ, Smart Lookup sẽ không còn khả dụng, kể cả trong bộ ứng dụng Office 2024 độc lập.Hiện tại, khi người dùng nhấp chuột phải vào một từ và chọn 'Search', họ sẽ chỉ gặp một bảng tìm kiếm trống trơn hoặc thông báo lỗi, cho thấy Microsoft đang dần loại bỏ hoàn toàn Smart Lookup khỏi Word.Động thái này được cho là nhằm thúc đẩy người dùng chuyển sang sử dụng Copilot - chatbot AI được tích hợp trực tiếp trong Word. Copilot không chỉ cung cấp định nghĩa, liên kết và từ đồng nghĩa như Smart Lookup mà còn có khả năng hỗ trợ viết, đưa ra gợi ý và chỉnh sửa văn bản.Đây không phải là lần đầu Microsoft khai tử các công cụ quen thuộc để thay thế bằng các giải pháp AI. Trước đó, hãng đã 'khai tử' Paint 3D và WordPad, gây tiếc nuối cho nhiều người dùng.Mặc dù Microsoft không chính thức xác nhận Copilot sẽ thay thế Smart Lookup, nhưng với những động thái gần đây, điều này gần như là chắc chắn. Microsoft đang tích cực thúc đẩy ứng dụng AI trên nhiều sản phẩm của hãng và Copilot được xem là một trong những 'quân bài' chiến lược trong cuộc đua AI.
Ngày 4.1.2025, Cơ quan CSĐT Công an H.Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết đơn vị vừa có quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Thanh Tùng (40 tuổi, ở Q.Hoàng Mai, Hà Nội) và Phan Văn Tiến (28 tuổi, ở H.Quảng Trạch, Quảng Bình), 2 phóng viên của một tờ báo, về hành vi cưỡng đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, vào ngày 3.12.2024, Tùng và Tiến đến địa bàn xã Tiến Hóa (H.Tuyên Hóa) để ghi lại các hình ảnh sai phạm của một doanh nghiệp tập kết cát sạn trên địa bàn. Sau khi có được các hình ảnh sai phạm, Tùng và Tiến gây sức ép với chủ doanh nghiệp, đe dọa sẽ viết bài phản ánh, ép ký hợp đồng quảng cáo. Mức giá mà Tùng và Tiến đưa ra thấp nhất là 55 triệu đồng, cao nhất là 95 triệu đồng.Chủ doanh nghiệp xin giảm số tiền nhưng Tùng và Tiến không đồng ý, ép buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo yêu cầu.Đến ngày 26.12.2024, trong lúc Tùng và Tiến tiếp tục đe dọa, ép chủ chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng thì bị lực lượng công an bắt quả tang cùng số tiền 15 triệu đồng được xác định là tang vật liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài sản.Mở rộng điều tra, lực lượng công an thu giữ thêm 26,5 triệu đồng, thẻ nhà báo cùng nhiều tang vật, tài liệu liên quan.Cơ quan CSĐT Công an H.Tuyên Hóa đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ cưỡng đoạt tài sản liên quan 2 phóng viên nói trên.
Cán bộ bị phạt tù treo, có buộc phải thôi việc?
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.