Gấp rút tìm người thay HLV Hoàng Anh Tuấn, VFF gặp khó
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.Ốp lưng mang bàn phím BlackBerry đến iPhone
Ngày 16.4, giá bán lẻ xăng dầu tại thị trường vùng 2 (xa cảng, xa kho, xa nhà máy...) theo công bố của Petrolimex như sau: xăng RON 95-V 25.850 đồng/lít, xăng RON 95-III 25.310 đồng/lít, xăng E5 RON92 24.310 đồng/lít, dầu diesel 22.040 - 22.660 đồng/lít, dầu hỏa 22.020 đồng/lít...
Trời phải chịu đất
Ra mắt lần đầu năm 2016, Acecook Happiness Concert là sự kiện do Acecook Việt Nam phối hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) tổ chức, mang đến những giai điệu giao hưởng đẹp, tinh tế và thăng hoa đến đông đảo công chúng và góp phần nâng cao sự cảm thụ nghệ thuật trong cộng đồng bằng những cách tiếp cận sáng tạo.Năm nay, sự kiện càng thêm ý nghĩa khi trở thành hoạt động mở màn chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên của Acecook Việt Nam (1995 - 2025).Chương trình năm 2025 sẽ diễn ra với hai đêm diễn chính tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào ngày 15.2.2025 và Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 16.2.2025. Đặc biệt, một buổi biểu diễn mở rộng tại Nhà hát Sông Hương (Huế) sẽ được tổ chức miễn phí dành cho sinh viên và công chúng, mang thanh âm hạnh phúc lan tỏa khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng tài hoa Honna Tetsuji - người có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Acecook Happiness Concert sẽ tiếp tục mang đến trải nghiệm âm nhạc cổ điển nhưng vẫn hiện đại và gần gũi. Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là sự kết hợp sáng tạo giữa nhạc giao hưởng phương Tây và các giai điệu truyền thống Việt Nam, tạo nên những bữa tiệc âm nhạc âm nhạc mới lạ, cuốn hút và ấn tượng cho khán giả. Trở lại ở chương trình lần thứ 9, tại buổi diễn đặc biệt ở Huế, Acecook Happiness Concert 2025 sẽ giới thiệu sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc thính phòng và nhã nhạc cung đình Huế. Đây không chỉ là sự hòa quyện giữa hai dòng nhạc mà còn là sự giao thoa văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy âm nhạc dân tộc trong dòng chảy hiện đại.Chương trình năm nay còn quy tụ dàn nghệ sĩ danh tiếng, trong đó, là sự tham gia đặc biệt của NSƯT Phạm Khánh Ngọc - một trong những nghệ sĩ opera xuất sắc hàng đầu Việt Nam hiện nay và nghệ sĩ violin Đỗ Phương Nhi - tài năng trẻ với phong cách biểu diễn đa dạng, giàu cảm xúc, cũng như không thể thiếu sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO), đóng vai trò then chốt để tạo nên những màn trình diễn đỉnh cao.Thanh âm hạnh phúc của Acecook Happiness Concert không chỉ vang lên trên sân khấu mà còn lan tỏa trong từng khoảnh khắc mang đến các giá trị nhân văn sâu sắc của Acecook Việt Nam. Toàn bộ doanh thu từ vé bán ra tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được dùng cho các dự án cộng đồng, đầy ý nghĩa, bao gồm: Dự án "Ánh sáng vùng biên" - lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời tại A Lưới (Huế) mang ánh sáng đến các khu vực biên giới xa xôi và Dự án xây dựng khu vui chơi ngoài trời, tạo nên không gian tràn ngập niềm vui và tiếng cười cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Điền (Huế). Để thực hiện sứ mệnh "Cook Happiness": Cống hiến cho xã hội thông qua con đường ẩm thực, Acecook luôn kiên định theo đuổi 3 chữ Happy - Happy Consumers (Người tiêu dùng hạnh phúc); Happy Society (Xã hội hạnh phúc) và Happy Employees (Người lao động hạnh phúc). Acecook Happiness Concert không chỉ là sự kết nối giữa nghệ thuật, góp phần phổ biến âm nhạc hàn lâm, mà còn là minh chứng rõ nét cho cam kết đồng hành cùng cộng đồng ở chữ Happy Society (Xã hội hạnh phúc), mang đến những giá trị bền vững và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn của Acecook Việt Nam.Thông tin chi tiết về chương trình Acecook Happiness Concert 2025 sẽ được cập nhật tại Fanpage "Acecook - Happiness & More" : https://www.facebook.com/AcecookHappinessandMore
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Lòng dân che chở
Bộ Công an mới đây công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng về ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.Theo Bộ Công an, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Dữ liệu được xác định là tài nguyên quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc xác định dữ liệu quan trọng sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu tiên bảo vệ, lưu trữ dữ liệu; thuận tiện trong xác định loại dữ liệu cũng như xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là dữ liệu có giá trị lớn, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời tránh rủi ro mất mát hoặc lạm dụng dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong quản lý nhà nước. Cạnh đó, xây dựng danh mục dữ liệu còn giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở phối hợp, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, hạn chế tình trạng thông tin phân tán, trùng lặp hoặc thiếu chính xác.Cơ quan soạn thảo cũng đánh giá một số loại dữ liệu như dân cư, đất đai, tài chính công, y tế và giáo dục là các yếu tố then chốt trong việc hoạch định và triển khai chính sách. Vì thế, việc xây dựng danh mục dữ liệu cốt lõi giúp đảm bảo tính liên tục, thống nhất và minh bạch trong quản lý, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái dữ liệu quốc gia.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Công an đề xuất danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi. Trong số này có dữ liệu về hồ sơ sức khỏe của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thuộc diện T.Ư quản lý; dữ liệu về kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp quốc gia chưa công bố; dữ liệu về biên giới lãnh thổ do cơ quan nhà nước thu thập, quản lý chưa công bố.Ngoài ra, còn có dữ liệu về hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh; dữ liệu về hoạt động của cơ quan đảng chưa công bố (công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; công tác tổ chức xây dựng; về đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh)…Bộ Công an cũng đề xuất danh mục 18 loại dữ liệu quan trọng. Điển hình như: dữ liệu về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa công bố; dữ liệu cá nhân cơ bản của 1 triệu người trở lên, dữ liệu cá nhân nhạy cảm khác của 10.000 người trở lên; dữ liệu trong lĩnh vực thông tin truyền thông; dữ liệu thuộc lĩnh vực nội vụ…Theo quy định tại luật Dữ liệu năm 2024, nếu phân loại theo tính chất quan trọng, dữ liệu bao gồm 3 loại: dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng và dữ liệu khác.Dữ liệu quan trọng là dữ liệu có thể tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng. Dữ liệu cốt lõi là dữ liệu quan trọng trực tiếp tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng.