Xe tải bị xe buýt vượt ẩu, chèn đường suýt lao vào thành cầu
HLV Huỳnh Quốc Anh là câu chuyện về cầu thủ tài năng, đứng lên từ những sai lầm bồng bột tuổi trẻ trong "đại án Bacolod" ở SEA Games 2005, trở lại mạnh mẽ và làm lại sự nghiệp với đỉnh cao là danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2012 khi giúp CLB Đà Nẵng vô địch V-League và Siêu cúp Việt Nam 2012.Sau khi treo giày, "cu Tí" theo nghiệp gõ đầu trẻ ở các đội nhí U.15 và U.17 Đà Nẵng, trước khi chuyển sang Quảng Nam làm trợ lý cho HLV Văn Sỹ Sơn.Mùa bóng này, Quốc Anh chấp nhận rời vùng an toàn, nhận lời mời của người đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia, quyết định Nam tiến đến TP.Đồng Xoài làm "phó tướng" cho HLV Nguyễn Anh Đức.Sau khi HLV Nguyễn Anh Đức quyết định rút lui khỏi chiếc ghế thuyền trưởng CLB Bình Phước vì tự nhận "chưa hoàn thành nhiệm vụ", lãnh đạo đội bóng có biệt danh "Chiến binh xanh" đã vận động Quốc Anh tiếp tục ở lại.Thậm chí, bầu Sơn đã tin tưởng trao vai trò tạm quyền cho cựu Quả bóng vàng Việt Nam 2012, thay vì những trợ lý Nhật Bản như Ohara Kazunori hay Ueno Nobuhiro.Thuận lợi của Quốc Anh là anh hiểu biết rõ và có tiếng nói với những cầu thủ nội trong đội bóng như Tấn Trường, Tuấn Tài, Thanh Bình, Ngọc Đức… Đặc biệt, anh có sức ảnh hưởng lớn đến nhạc trưởng Hoàng Minh Tâm vốn là người Đà Nẵng và từng đeo băng thủ quân đội bóng sông Hàn, hay cựu cầu thủ CLB Quảng Nam Huỳnh Tấn Sinh.Sau trận hòa 2-2 giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND ở vòng đấu trước, 2 đội bóng giàu tham vọng này đang tạm so kè quyết liệt nhau ở vị trí nhì bảng với cùng 21 điểm. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong 10 vòng đấu còn lại của mùa giải.Do vậy, việc bầu Sơn bổ nhiệm Huỳnh Quốc Anh vào vai trò HLV trưởng tạm quyền được kỳ vọng sẽ giữ được sự ổn định cho đội bóng, hướng đến 3 điểm trong cuộc hành quân đến Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 8.3 tới.Được biết, CLB Bình Phước đang cân nhắc kỹ càng để tìm ra "chiến tướng" phù hợp cho giai đoạn sắp tới, với hàng loạt ứng cử viên sáng giá như Lê Huỳnh Đức, Trương Việt Hoàng, Phan Thanh Hùng, Võ Đình Tân...Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnĐấu giá hàng loạt lô đất 'vàng' và gần 4.000 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Căng mình bảo vệ rừng vì trong 3 năm có đến 42 nhân viên nghỉ việc
Chị Lò Thị Việt (21 tuổi, ở Chiềng Cọ, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La), một hành khách trên xe kể lại giây phút kinh hoàng khi xe khách va chạm với xe đầu kéo khiến 6 người tử vong tại Sơn La đêm 21.2.Trao đổi qua điện thoại, chị Lò Thị Việt giọng vẫn còn run rẩy khi kể lại giây phút kinh hoàng: "Tối 21.2, tôi bắt xe khách nhà xe Tuấn Béo từ TP.Sơn La xuống Hà Nội làm việc. Trên xe chiếc xe giường nằm gần như kín giường. Tôi say xe đang thiu thiu ngủ từ nghe một tiếng rầm rất lớn. Tôi rơi từ giường tầng 2 xuống sàn xe. Nhiều rơi xuống đường nằm la liệt. Có người thì bất tỉnh không nhúc nhích, người còn sống thì cố gắng bò ra ngoài. Những người còn lại ở trên xe ai cũng kêu gào thảm thiết".Chị Việt cho biết, do nằm giường tầng 2 phía bên phải lái xe, khi chiếc xe đâm trực diện một phía bên trái xe nát bét, nên chị may mắn thoát chết, người chỉ bị xây xát nhẹ. Người nằm giường cạnh chị bên trái rơi xuống đường đã không qua khỏi."Thực sự tôi chưa gặp cảnh này bao giờ. Bàng hoàng lắm. Sau khi tai nạn xảy ra thì người dân xung quanh chạy đến cứu giúp, người nào bị thương thì đưa đi cấp cứu. Tôi vẫn còn sợ, không xuống Hà Nội nữa về nhà nghỉ ngơi mấy hôm", chị Việt nói.Chị Lê Hồng Nhung (một người dân ở xã Sặp Vạt, H.Yên Châu) cho biết: "Tôi đang đứng chờ gửi hàng thì nghe tiếng rầm rất mạnh. Sau đó là nhiều tiếng gào khóc. Xe đầu kéo có 2 người thì 1 người may mắn thoát chết. Đáng thương nhất là một gia đình về quê ăn cưới có 3 người tử vong. Tôi đã đưa bé trai học lớp 3 về nhà lau chùi, thay quần áo, còn em trai và mẹ cháu thì mất tại chỗ", chị Nhung kể.Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, tại Km235+100, QL6, thuộc địa phận bản Thín (xã Sặp Vạt, H.Yên Châu) xe khách mang biển kiểm soát 26F - 009XX đang di chuyển theo hướng từ Sơn La đi Hà Nội thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36C - 095XX đang di chuyển ngược chiều. Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong tại chỗ. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường cấp cứu người bị thương, điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Nhận định Villarreal vs Arsenal (2g sáng mai 30.4): 'Pháo thủ' cần vượt khó
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.