Nhận định bóng đá, Ba Lan vs Anh (1 giờ 45 ngày 9.9): ‘Đại bàng’ khó cản bước ‘Tam sư’
Chiều 5.3, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết đơn vị đã có công văn thông báo phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới trên QL1, đoạn qua tỉnh Quảng Nam (đợt 2).Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới đã được Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt dự án sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông.Căn cứ văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường ven biển ĐT.603B và ĐT.619 tỉnh; các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.Khu quản lý Đường bộ 3 thông báo phương án phân luồng giao thông khi sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 2) thời gian cấm xe ô tô lưu thông qua cầu, phân luồng đảm bảo giao thông bắt đầu từ 8 giờ ngày 15.3 dự kiến đến 16 giờ ngày 30.3.Các phương tiện được phép lưu thông qua cầu trong thời gian phân luồng để sửa chữa cầu gồm:- Xe cứu thương (lưu thông qua cầu với vận tốc tối đa 20 km/giờ).- Xe buýt tuyến TP.Đà Nẵng - TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) có tải trọng dưới 5 tấn (chỉ được lưu thông qua cầu từ 6 giờ - 19 giờ hằng ngày, vận tốc tối đa 10 km/giờ và xe qua từng chiếc một).Phương án phân luồng giao thông với ô tô trên QL1 khu vực cầu Câu Lâu mới: Hướng từ Bắc vào Nam: Xe có tải trọng trên 24 tấn và xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc. Các phương tiện lưu thông trên tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan sẽ di chuyển thẳng vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL14B khi đến nút giao Túy Loan, rẽ vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL1 đến nút giao QL1 với QL14B (ngã ba Hòa Cầm) rẽ trái di chuyển lên QL14B, sau đó tiếp tục rẽ trái di chuyển vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam, có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Hướng từ Nam ra Bắc:Từ QL.1 rẽ trái lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại nút giao cao tốc Chu Lai, TP.Tam Kỳ, Hà Lam để đi ra bắc. Ngoài ra, các phương tiện có thể chọn từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi về lại QL1 tại nút giao QL14B.Đối với xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn khi lưu thông từ Bắc vào Nam:Các phương tiện khi đến nút giao ngã tư giữa QL1 và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Bến xe khách phía nam TP.Đà Nẵng) tại Km939+561, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiếp tục đi thẳng đến nút giao với đường Trường Sa (đường ven biển), rẽ phải đi theo Trường Sa, đi thẳng đến đường Lạc Long Quân rồi rẽ phải vào đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công, sau đó rẽ phải vào các đường theo biển chỉ dẫn (để vào QL14E, QL40B, nút ra cầu vượt Trường Hải, ĐT.620) để ra QL1 đi vào Nam.Các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00 QL.1, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Ngoài ra, đối với xe tải có tải trọng 10 tấn, xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Hướng từ Nam ra Bắc:Đối với các loại xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn, các phương tiện di chuyển đến nút giao giữa QL1 và QL40B (TP.Tam Kỳ), rẽ phải vào QL40B, đi thẳng theo hướng biển, rồi rẽ trái vào đường Võ Chí Công (đường ven biển), đi thẳng đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại, tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công sau đó rẽ trái vào đường Lạc Long Quân, đi thẳng Lạc Long Quân, Trường Sa (đường ven biển) đến nút giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi tiếp tục đi thẳng đến nút giao với QL1 rồi rẽ phải vào QL1 để đi ra phía bắc; hoặc đến nút giao QL1 và QL40B rẽ trái vào QL40B để lên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra bắc.Các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc, TT.Hà Lam) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Đối với xe tải có tải trọng 10 tấn và xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi di chuyển đến nút giao QL1 và QL40B (địa phận TP.Tam Kỳ) rẽ trái vào QL40B để di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Ngoài ra, khi các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Riêng đối với phương án phân luồng từ xa thì các phương tiện khi lưu thông trên tuyến QL1 không có nhu cầu nhận, trả hàng và đón, trả khách trên địa bàn các huyện, thị xã: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình (Quảng Nam), khuyến cáo lưu thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12.2024, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1). Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Sau thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế, và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt nên đã thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.2024.Đội tuyển Việt Nam đụng đối thủ cực mạnh ở tứ kết futsal châu Á
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan 3-2 ở lượt về chung kết và vô địch ASEAN cup với tỷ số chung cuộc 5-3, hàng chục ngàn người dân Quảng Nam vỡ òa hạnh phúc, nhiều người đổ ra đường ăn mừng.Tại các tuyến đường như Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và đặc biệt là khu vực quảng trường 24.3 ở TP.Tam Kỳ, biển người nối đuôi nhau diễu hành ăn mừng Việt Nam chiến thắng. Tiếng kèn vang lên khắp nơi, xen lẫn với những tiếng hô vang "Việt Nam vô địch". Anh Bùi Lê Hoàng Việt Tuấn (37 tuổi, ở P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết anh rất hạnh phúc khi chứng kiến trận đấu lượt về đầy quả cảm và không kém phần kịch tính của đội tuyển Việt Nam."Đội tuyển chúng ta vô địch là quá xứng đáng. Nhưng điều đáng tiếc đi kèm với niềm hạnh phúc ấy là sự mất mát quá lớn khi nhiều cầu thủ phải dính chấn thương nặng, thương nhất là tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Nhưng mình tin, chức vô địch là món quà xứng đáng chúng ta dành cho Xuân Son", anh Tuấn nói.
Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh có thêm đối thủ cực mạnh ở đấu trường UMB
Những chiếc xe lưu động được trang trí sặc sỡ với màu sắc trẻ trung, năng động, bắt mắt, sắp xếp gọn gàng, là điểm nhấn của khu vực này. Ngoài ra, cổng chợ Bình Tây về đêm cũng được giăng đèn sáng, làm nổi bật kiến trúc của công trình với màu sơn vàng tươi, mái ngói truyền thống. Nếu cần một điểm check-in đẹp về đêm thì đây cũng là lựa chọn mới lạ cho bạn trẻ.
VBA 5x5 năm 2023 có tổng cộng 74 trận đấu được tổ chức theo mô hình thi đấu tập trung và kết hợp sân nhà sân khách với sự tranh tài của 7 đội bóng là đại diện của các thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và Cần Thơ. Cụ thể, vòng bảng gồm 63 trận đấu (từ ngày 10.6 đến 3.9). Bán kết với dự kiến 6 trận đấu (từ ngày 7.9 đến 15.9). Chung kết với dự kiến 5 trận đấu (từ ngày 17.9 đến 30.9).
VinFast VF 8 'mui trần' xuất hiện tại Việt Nam
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.